Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

PHONG TRÀO DÂN CHỦ VIỆT NAM TRƯỚC VẬN HỘI LỚN



PHONG TRÀO DÂN CHỦ VIỆT NAM
TRƯỚC VẬN HỘI LỚN


     Phong trào Dân chủ Việt Nam đã có sự phát triển và mở rộng vượt bậc trong mấy năm vừa qua. Sự phát triển của phong trào Dân chủ (PTDC) cả về số lượng người tham gia, cũng như những bước tiến về chất đã làm nức lòng cả những người khó tính nhất. Những biến đổi lớn của PTDC đã đến kịp lúc tình hình của đất nước có những dấu hiệu cho một sự chuyển đổi cơ bản và toàn diện: sự cạn kiệt nguồn lực để duy trì hệ thống độc tài toàn trị của chế độ Cộng sản Việt Nam. Phong trào Dân chủ Việt Nam sắp sửa hiện thực hóa lý tưởng theo đuổi trong mấy chục năm qua, tự do cho người dân và Dân chủ cho toàn xã hội.

     I/ NHỮNG BƯỚC TIẾN LỚN CỦA PHONG TRÀO DÂN CHỦ NHỮNG NĂM QUA.
     Trong những năm qua, PTDC Việt nam đã có những bước tiến lớn, vượt bậc. Có thể nhận thức được quá trình phát triển của PTDC qua các phương diện sau.

     1/ Sự bùng nổ số lượng người tham gia vào PTDC Việt Nam

     Có thể nói, điều dễ nhận biết nhất về sự phát triển của PTDC là việc bùng nổ số lượng người tham gia vào PTDC. Bất kể ai, từ những người tham gia phong trào dân chủ, hoặc chỉ quan tâm tới PTDC cũng đều hết sức vui mừng vì số lượng người tham gia vào PTDC có sự tăng trưởng vượt bậc, đột biến. Từ những năm 2000, số lượng người tham gia vào PTDC rất ít. Không có một sự thống kê nào, nhưng trong phạm vi quan sát của tôi khi đó, địa bàn Hà Nội có khoảng vài ba chục người. Đó là những người có bài viết ghi rõ họ tên, địa chỉ và họ thường xuyên qua lại gặp gỡ nhau trao đổi quan điểm, bài viết. Số lượng người quan tâm, ủng hộ nhiều hơn rất nhiều, thể hiện bằng số lượng các bài viết đã được phát tán trong thời kỳ đó.
     Một thời điểm khác trong quá khứ, cũng có sự gia tăng về số lượng người tham gia, đó là giai đoạn 2005-2006. Rải rác theo các năm sau đó, số lượng người tham gia ngày càng tăng lên. Nhưng sự đột biến, bùng nổ về số lượng người tham gia PTDC, phải từ năm 2011 trở lại đây. Có thể nói, ngoài sự bùng nổ về số lượng người tham gia PTDC thì thành phần tham gia cũng vô cùng đa dạng, phong phú và hầu như không thiếu một khía cạnh, lĩnh vực nào của cuộc sống: nam, nữ; già trẻ, trí thức, công nhân, nông dân, thanh niên, sinh viên, cán bộ, viên chức người của các tôn giáo…Một điểm nhấn về thành phần tham gia PTDC Việt Nam trong mấy năm vừa qua, đó là giới trẻ, thanh niên sinh viên. Đây là thành phần rất quan trọng bởi sự sáng tạo và sức lan tỏa của thanh niên trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay… không nghi ngờ gì nữa, đó là sự thức tỉnh của toàn dân tộc mong muốn tự do cho cá nhân và cho toàn xã hội.

     2/ Sự kết hợp trong PTDC rất đa dạng, phong phú và có bước tiến về chất

     Gia đoạn ban đầu của PTDC, mối liên hệ, sự kết hợp của những người đấu tranh dân chủ chỉ là sự kết hợp của quan điểm, của lý luận và một phần rất nhỏ sinh hoạt trong cuộc sống. Các chiến sĩ dân chủ gặp gỡ nhau, trao đổi các bài viết, các quan điểm, tình hình xung quanh các vấn đề lý luận và đấu tranh chính trị. Sự kết hợp có mục đích của những người đấu tranh là những sự kết hợp về chính trị, hoặc có khuynh hướng chính trị rõ rệt. Ví dụ, thời kỳ 2001 là việc chuẩn bị tổ chức thành lập Hội Chống Tham nhũng….hoặc giai đoạn 2006, đó là việc thành lập các đảng phái, tổ chức Công đoàn, các Khối xã hội như 8406….thành phần tham gia khi đó, phần lớn là những người có khuynh hướng chính trị và cũng tập trung vào các mục tiêu chính trị. Cũng chính vì số lượng người hạn chế, mục tiêu khi tham gia và đấu tranh mang khuynh hướng chính trị, trong bối cảnh người dân chưa thức tỉnh được bao nhiêu, nên những sự kết hợp chưa thực sự mang lại hiệu quả. Một phần PTDC bị đàn áp, một phần những mục tiêu kết hợp đó chưa đi vào cuộc sống, nên PTDC đã có những khó khăn nhất định, và có những giai đoạn trầm lắng. Tuy nhiên, giai đoạn sau này, bắt đầu từ cuối năm 2007 trở lại đây, bằng việc khởi phát việc biểu tình chống lại nhà cầm quyền Trung Quốc âm mưu thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa, PTDC đã bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn của những kết hợp dân sự. Quá trình thai nghén cho những kết hợp dân sự cũng là giai đoạn PTDC gặp khó khăn và trầm lắng. Những kiến nghị tập thể có số lượng lớn người tham gia, kết hợp tất cả các thành phần xã hội trong và ngoài Đảng, Nhà nước; người ở trong nước và người Việt hải ngoại,….đó là các kiến nghị như Bô-xít; Kiến nghị 72…đồng thời có sự kết hợp dân sự như các Câu lạc bộ bóng đá FC Hoàng Sa, Trường Sa, Viện IDS (Viện nghiên cứu xã hội độc lập). Đó là những bước đầu manh nha cho các kết hợp dân sự. Từ những bước đi cơ bản đó, sự kết hợp dân sự dần lớn mạnh từng bước, mạng lưới Bloger, nhóm Nhật Ký Yêu nước ra đời…và sau này có sự bùng nổ những kết hợp dân sự: Hội Anh Em Dân chủ, Phụ Nữ Nhân Quyền, Hội Bầu Bí tương thân, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, sắp tới còn có Hiệp Hội Dân Oan, Văn Đoàn độc lập….đó là bước tiến tuyệt vời của PTDC. Những sự kết hợp này, rút kinh nghiệm giai đoạn trước đây, được thành lập lặng lẽ, kín đáo và quan trọng nhất là không tổ chức bộ máy ngay từ đầu, không trụ sở, ban đầu chủ yếu trên mạng và hướng tới các mục tiêu dân sự. Như vậy, với sự kết hợp này, PTDC đã tránh được sự đàn áp và đã có những hoạt động thiết thực, hiệu quả đi vào cuộc sống của người dân. Đây là bước tiến quan trọng của PTDC, nó có biến đổi về chất so với giai đoạn trước đây, đó là công cuộc đấu tranh dân chủ đã đi vào cuộc sống của người dân. Sự kết hợp trong phong trào dân chủ còn được thể hiện bởi những liên hệ, liên kết giữa các thế hệ đấu tranh, sự hợp tác liên kết giữa các thành phần đấu tranh. Đó là sự liên kết giữa trí thức và công nhân, nông dân, thanh niên sinh viên, giữa những người theo và không theo tín ngưỡng, giữa các tôn giáo cũng có sự kiên kết, hợp tác đấu tranh.

     3/ Sự sáng tạo trong các hoạt động đấu tranh Dân chủ

     Không chỉ sáng tạo trong sự kết hợp, những người tham gia PTDC còn rất sáng tạo trong các hoạt động đấu tranh. Trước đây chúng ta chứng kiến những hoạt động đấu tranh thực tế, trực diện như căng băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi truyền đơn. Tuy nhiên, những hoạt động có khuynh hướng chính trị đó vừa không có hiệu quả cao, vừa bị đàn áp nặng nề. Một vài năm trở lại đây, các hoạt động thực tiễn, trực diện cũng thay đổi nội dung và cách thức tiến hành. Đó là việc phát bóng bay Nhân quyền, Cẩm nang Nhân quyền đến tận tay người dân. Một hoạt động rất sáng tạo và vô cùng hữu ích, ý nghĩa đó là hoạt động “đòi người”. Khi một người hoặc một nhóm người bị bắt, câu lưu những người ở bên ngoài tập hợp đến địa điểm công an giam giữ đề nghị được gặp gỡ, đòi thả người và các yêu cầu chính đáng theo pháp luật hiện hành. Hoạt dộng này thực sự sáng tạo và ý nghĩa. Trước hết, làm yên tâm những người đấu tranh Dân chủ đang bị cầm giữ, họ biết họ không lẻ loi, không bị bỏ rơi và có sự tương trợ kịp thời, hữu hiệu của những người cùng đấu tranh. Mặt khác, hoạt động này tạo áp lực rất mạnh lên nhà cầm quyền và những người thực thi việc bắt giữ, hạn chế rất nhiều những sự đàn áp phi pháp như trước đây. Một hoạt động rất sáng tạo và ý nghĩ nữa cũng được những thành viên trẻ tuổi tham gia PTDC thực hiện, đó là trao các bản kiến nghị phản đối các điều luật phi nghĩa (như 258) tới các cơ quan, tổ chức nhân quyền quốc tế. Cùng với sự lên tiếng của nhiều người,, nhiều tổ chức trong và ngoài nước, hoạt động của mạng lưới Bloger đã góp công lớn để thế giới đánh giá chính xác hơn tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam. Còn rất nhiều những hoạt động của PTDC thể hiện sựu sáng tạo trong đấu tranh Dân chủ như : dã ngoại nhân quyền, thảo luận nhân quyền, đồng hành tuyệt thực cùng tù nhân lương tâm, tổ chức những buổi Thánh Lễ cầu nguyện cho tù nhân lương tâm, tham gia các buổi xử án những người đấu tranh Dân chủ, biểu tình chống Trung Quốc, tưởng niệm liệt sĩ trong cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung….có thể nói, khi công cuộc đấu tranh Dân chủ đi vào được cuộc sống của người dân, chúng ta sẽ còn tiếp tục được chứng kiến những hoạt động vô cùng sáng tạo và ý nghĩa của những người tham gia mà số lượng ngày càng tăng với thành phần ngày càng rộng mở.

     4/ Định hình một Xã hội Dân sự ngay trong lòng chế độ độc tài toàn trị

     Xã hội Dân sự là khái niệm chỉ sự kết hợp tự nguyện của người dân (không liên quan tới hệ thống chính quyền) để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau hoặc bảo vệ, đòi hỏi quyền lợi chính đáng của các thành viên tham gia. Trong các xã hội bình thường, sự kết hợp này hoàn toàn tự do và rất phổ biến, tự nhiên. Trong các chế độ độc tài quân sự hoặc độc tài cá nhân thì sự kết hợp của người dân cũng chỉ bị hạn chế một phần chứ không bị cấm đoán hoàn toàn hoặc bị đàn áp và tiêu diệt. Tuy nhiên, dưới các chế độ Cộng Sản, hệ thống độc tài toàn trị thì Xã hội Dân sự bị ngăn cấm triệt để và tất cả các biểu hiện, dấu hiệu của sự kết hợp tự nguyện của người dân đều bị đàn áp và xóa sổ ngay lập tức. Lý do là các chế độ Cộng sản không muốn người dân quan tâm, yêu thương và chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Họ ngăn chặn từ gốc rễ các kết hợp dân sự, cơ sở và nền tảng của các kết hợp xã hội, chính trị. Chính vì vậy, trong mấy năm vừa qua, PTDC đã thiết lập và định hình được một xã hội Dân sự trong lòng chế độ độc tài toàn trị là một thành công vượt bậc, nằm ngoài dự liệu của mọi người. Sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giữa những người đấu tranh dân chủ, giữa người đấu tranh dân chủ với Dân Oan, giữa các thành viên trong các hội, nhóm sẽ ngày càng phát triển và lan tỏa ra toàn xã hội. Điều quan trọng nhất, những kết hợp của người dân, trên cơ sở của Xã hội Dân sự vừa manh nha sẽ ngày càng phát triển và không thể đảo ngược.
     Trong giai đoạn hiện nay, sự kết hợp, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong PTDC còn là bà đỡ cho những đột biến trong nội bộ đảng Cộng sản VN. Khi một cá nhân, hoặc một nhóm trong đảng, thức tỉnh và đứng về phía nhân dân sẽ nhận được sự hoan nghênh, ủng hộ, quan tâm và giúp sức của truyền thông “lề trái” và PTDC. Ngoài ra, một ý nghĩa rất quan trọng về lâu dài, xã hội dân sự phát triển là nền tảng cho một xã hội dân chủ lành mạnh sau này.
     Đi vào tìm hiểu nguyên nhân của những thay đổi quan trọng, bước tiến lớn về chất của PTDC trong những năm qua, chúng ta thấy có sự tương tác của những phương diện và hoàn cảnh sau.
     - Sự bùng nổ thông tin và khả năng truyền dẫn thông tin. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất, cốt lõi nhất, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Chúng ta đều biết, các xã hội Cộng sản nói chung và Cộng sản Việt Nam nói riêng, sự tồn tại, tác oai tác quái của họ dựa trên bạo lực và tuyên truyền, bưng bít thông tin, bịp bợm và dối trá. Đối với các chế độ Cộng sản, sự thật như ánh sáng ban ngày đối với lũ yêu ma, quỷ quái. Họ tìm mọi cách, mọi giá và mọi thủ đoạn để xuyên tạc, bóp méo sự thật phục vụ cho mục tiêu tuyên truyền của chế độ. Chính vì vậy, sự bùng nổ của Internet, và nhất là sự bùng nổ của Facebook (phương thức truyền dẫn thông tin đặc biệt) như những ánh chớp xé tan màn đêm u tối của chế độ độc tài toàn trị, phơi bày tất cả những ngóc ngách tối tăm nhất của hiện thực kinh hoàng mà chế độ cố gắng che dấu. Khi sự thật đã không còn che dấu được nữa, các chế độ Cộng sản chắc chắn sẽ phải đối diện với hai khả năng, tự thay đổi hoặc sẽ bị đào thải.
     - Hiện thực tiêu cực và nghịch lý cuộc sống đã tác động tích cực tới nhận thức của người dân. Một số lượng không nhỏ những người tham gia vào PTDC chính là nạn nhân của chế độ dưới nhiều hình thức. Đó là những người bị mất đất đai, bị oan khuất, nạn nhân sự lạm dụng quyền lực…vv. Mặt khác, sự bùng nổ thông tin, sự thật được phơi bày, đến lượt nó tác động trực tiếp tới nhận thức của người dân, trước hết là tầng lớp trí thức. Điều này làm thức tỉnh phần lớn những người có lương tâm, dẫn dắt họ tìm hiểu và tự nhận thức ra được vấn đề. Khi đã nhận thức được vấn đề, sự quan tâm, tham gia vào trào lưu tiến bộ của xã hội chỉ còn là vấn đề thời gian.
     - Những cố gắng nỗ lực trong nội bộ PTDC Việt Nam. Nói gì thì nói, sự phát triển của PTDC có công đóng góp quan trọng và quyết định của bản thân PTDC. Những cố gắng không biết mệt mỏi của rất nhiều người đấu tranh trong nước, hải ngoại, các tổ chức hải ngoại và tất cả các thành phần tham gia âm thầm vào PTDC đã đem lại sự phát triển vượt bậc của PTDC những năm qua. Những trào lưu của thế giới và sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng là động lực quan trọng thúc đẩyquá trình phát triển của PTDCVN. Sự sáng tạo trong kết hợp, trong các hoạt động đấu tranh dân chủ của những người đấu tranh dân chủ là điểm nhấn quan trọng giúp tạo ra sự biến đổi về chất của PTDCVN.
     Những thành tựu của Phong trào Dân chủ Việt nam trong những năm qua đã tạo ra những điểm nhấn và ý nghĩa lớn để phong trào tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Cần ghi nhớ những ý nghĩa quan trọng này.
     * Phong trào Dân chủ Việt Nam đã bén rễ vào cuộc sống, ngày càng phát triển và không thể đảo ngược
     * Xã hội dân sự hình thành và phát triển làm nền tảng cho việc xây dựng thể chế dân chủ sau này
     * Sự phát triển của phong trào Dân chủ và xã hội dân sự thúc đẩy sự thức tỉnh và biến động trong nội bộ đảng Cộng sản VN


     II/ PHONG TRÀO DÂN CHỦ VIỆT NAM TRƯỚC VẬN HỘI LỚN

     Vận hội lớn đã được trình bày trong các bài viết trước đây, chúng ta không nhắc lại. Phong trào Dân chủ Việt Nam phải chuẩn bị và làm gì, khi những diễn biến thuận lợi của tình hình đất nước sẽ đưa tới những khả năng như: nền kinh tế sụp đổ, sự biến động trong nội bộ ĐCSVN dẫn tới khả năng tự vỡ, chia tách trong đảng, hoặc đột biến xã hội dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Cộng sản. Dựa vào những nghiên cứu về PTDC và những diễn biến tình hình, PTDC cần chú ý hoàn thiện trên những phương diện sau.

     1/ Thống  nhất nhận thức về lý tưởng, mục tiêu và phương thức chung của PTDC

     Không cần nói nhiều về lý tưởng, chúng ta đều biết, những người tham gia đấu tranh dân chủ trước hết là tự giải phóng mình “nói những điều mình nghĩ, làm những gì mình cho là đúng”. Sau đó là lý tưởng giải phóng cho toàn thể người dân được tự do, đất nước có dân chủ. Mục tiêu cuối cùng, hay mục đích là phấn đấu cho một xã hội Dân chủ và giàu mạnh, thể chế dân chủ cũng chỉ là phương tiện cho mục đích cuối cùng này. Tuy nhiên, khi đi vào phương thức đấu tranh của PTDC có rất nhiều sự khác biệt, nhầm lẫn và mâu thuẫn. Mọi người đều thống nhất, cần phải thay đổi chế độ Cộng sản, độc tài toàn trị ở Việt Nam bằng một thể chế dân chủ, đa nguyên đa đảng và tam quyền phân lập. Như vậy, PTDC thực hiện việc đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ Cộng sản, đồng thời xây dựng thể chế dân chủ. Ở vế thứ nhất, xóa bỏ chế độ độc tài là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất. Trước hết là  việc xác định vai trò của PTDCVN, sau đó là phương thức để thực hiện vai trò đó. Có thể có hai vai trò trong tiến trình xóa bỏ cơ chế độc tài toàn trị: 1- PTDCVN là chủ thể, có tác động quyết định tới việc giải thể chế độ; 2- PTDCVN có những tác động quan trọng trong việc giải thể, sụp đổ của chế độ CSVN.
     Trong trường hợp PTDCVN là chủ thể, có tác động quyết định tới việc giải thể chế độ CSVN thì đương nhiên, PTDC phải được tổ chức tốt, động viên được quần chúng nhân dân, đấu tranh bằng nhiều biện pháp, phương pháp và dồn ép chế độ CSVN phải đi tới chỗ thỏa hiệp, bắt buộc phải chấp nhận sự hiện diện của PTDC như một lực lượng chính trị, đồng ý chuyển sang chế độ dân chủ, đa nguyên đa đảng. Muốn làm được điều này, PTDC phải có một hoặc nhiều tổ chức chính trị, đảng phái theo đúng nghĩa ngay trong nước, và các tổ chức đó phải được đông đảo người dân tham gia  và động viên được người dân tham gia vào công cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức như biểu tình, bãi công, bãi thị,vv…và một quá trình đấu tranh lâu dài với nhà cầm quyền, kết hợp với sức mạnh ủng hộ của quốc tế dồn ép chế độ, bắt buộc phải thỏa hiệp và thay đổi chế độ. Đối chiếu với PTDCVN hiện nay, chúng ta chưa có một tổ chức chính trị đúng nghĩa nào, và cũng chưa biết đến khi nào sẽ có. Mặt khác, khi có tổ chức chính trị rồi, chúng ta cũng phải tập hợp được quần chúng, phải đấu tranh lâu dài, cam-go và toàn diện. Như vậy, có thể kết luận PTDC hiện nay không thể là chủ thể và có tác động quyết định tới việc giải thể chế độ hiện thời. Có nhiều ý kiến cho rằng, chỉ cần người dân không sợ hãi, đứng lên giải thể chế độ là xong. Đây là ý kiến quá hời hợt và giản đơn. Chúng ta cần hiểu rằng, chế độ CSVN là một thể chế chính trị, là một lực lượng vật chất. Họ có trong tay một đảng CS với kinh nghiệm trên 80 năm đấu tranh chính trị trong mọi hoàn cảnh, có quân đội, có cảnh sát, công an, có lực lượng 30-40 triệu người hưởng lợi từ thể chế này. Chỉ có một lực lượng vật chất mới đánh đổ được một lực lượng vật chất khác. Quay ngược lại quá khứ, thời điểm năm 1945, đảng CSVN khi đó thành lập được 15 năm, có trên 5000 đảng viên, ngoài ra còn có sự ủng hộ, giúp sức của người dân. Vậy mà cũng phải chờ đến khi Nhật đảo chính Pháp, và cũng phải dựa vào sự “nhanh mắt, nhanh tay”, biến cuộc biểu tình của công chức, viên chức Hà Nội vào ngày 19/8 thành cuộc Tổng khởi nghĩa, họ mới giành được chính quyền từ tay một chế độ vừa thành lập chưa được một năm. Có một khả năng có thể xảy ra, chúng ta cũng không nên ngộ nhận. Đó là, có những biến động về kinh tế hoặc xã hội, người dân vùng lên lật đổ chế độ. Trong quá trình này, có sự giúp sức của PTDC Việt Nam hiện thời, ví dụ kết nối, kêu gọi và tham gia cùng người dân thì chúng ta cũng không thể nói đó là PTDC có tác động quyết định đến sự sụp đổ của chế độ được. Đó là quá trình tự sụp đổ của chế độ, do sự rữa nát từ bên trong, và đến giờ phút cuối cùng, cũng không duy trì được quyết tâm và kỷ luật để khống chế được tình hình, chứ không phải do PTDC tổ chức được người dân đứng lên lật đổ chế độ.
     Như vậy, chúng ta buộc phải công nhận với nhau một điều, PTDC Việt Nam có tác động quan trọng tới quá trình sụp đổ của chế độ Cộng sản VN hiện nay. Thực tế sự vận động của PTDC trong mấy năm qua cũng xác lập xu hướng này. Trước đây, các hoạt động của PTDC thường có mục tiêu hoặc khuynh hướng chính trị rõ rệt. Nhưng những năm gần đây, PTDC đã chuyển hướng sang các hoạt động dân sự, những sự kết hợp hướng tới các sinh hoạt dân sự. Đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với thực tiễn chính trị Việt Nam hiện nay.
     Trên cơ sở nhận thức vai trò của PTDC Việt Nam, phương thức hoạt động của PTDC cần tập trung vào những vấn đề chính yếu sau.
     - Tiếp tục phát triển các hoạt động của PTDC, thúc đẩy phát triển xã hội dân sự trên nhiều phương diện, khía cạnh của cuộc sống.
     - Trên cơ sở xã hội dân sự định hình và phát triển, chúng ta cũng hướng các tổ chức, các hoạt động tới khuynh hướng chính trị, bởi vì việc hình thành và phát triển các tổ chức chính trị còn cần thiết cho cả tiến trình xây dựng thể chế chính trị dân chủ sau này.
     - Thiết lập mối liên hệ giữa các hoạt động của Xã hội dân sự với các lực lượng tiến bộ trong nội bộ đảng CS và hệ thống nhà nước VN. Thúc đẩy sự thức tỉnh và sự ủng hộ các sinh hoạt, tiếng nói tiến bộ trong hệ thống đảng, chính quyền hiện nay.

     2/ Tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc trong tiến trình đấu tranh và xây dựng thể chế Dân chủ

     Tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc là việc nhận thức điểm chung của chúng ta đều là người Việt Nam và mong muốn có một tương lai tốt đẹp cho người dân và đất nước Việt Nam. Trong quá khứ, với những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể, những người Việt Nam đã chia rẽ, mâu thuẫn và tàn sát lẫn nhau. Sau khi trải qua những thăng trầm lịch sử, chúng ta hiểu rằng, đó là những giai đoạn đặc thù, những người Việt Nam có chung nguồn gốc, tổ tiên và một quốc gia, dân tộc cùng phấn đấu cho một tương lai chung, tốt đẹp cho con người và đất nước Việt Nam. Chúng ta bắt tay hòa giải để xây dựng tương lai chung đó. Tiến trình hòa giải và xây dựng tương lai chung sẽ tạo ra sự hòa hợp dân tộc đưa tới những kết quả tốt đẹp nhất. Thời gian vừa qua, chúng ta nhận thấy cả hai phía PTDC và nhà cầm quyền VN đều đề cập tới vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc. Phải khẳng định rằng, đối với nhà cầm quyền Việt Nam, đó là chiêu bài để thu hút các nguồn lực của người Việt hải ngoại, phục vụ cho mục tiêu duy trì thể chế độc tài toàn trị. Còn về phía PTDC, hay các tổ chức đối lập tại hải ngoại, đó là tư tưởng mới, tiến bộ. Tuy nhiên khi đề cập tới vấn đề này, các nhà lý luận mới chỉ đề cập tới khía cạnh lý thuyết, lý tưởng của triết lý hòa giải và hòa hợp dân tộc. Nếu như đặt vấn đề tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc chính là nhu cầu của thực tiễn, phân tích và đối chiếu với thực tế, thì sẽ có sức thuyết phục cao hơn. Trong tiến trình đấu tranh dân chủ, chúng ta cần sự hòa giải, hòa hợp ngoài lý tưởng cao đẹp và đúng đắn, thì thực tế tình hình cũng đòi hỏi như vậy. Những người trong nội bộ ĐCS và nhà nước VN thức tỉnh, tham gia vào công cuộc đấu tranh chung của PTDC, chúng ta hoan nghênh, ủng hộ và hợp tác với họ. Chúng ta không thể nói rằng, họ là Cộng sản, họ xuất phát trong lòng chế độ Cộng sản mà không hợp tác với họ. Ngược lại, những người này, cũng không thể nói rằng không hợp tác với những người Việt hải ngoại vì quan điểm xưa cũ của cộng sản, những người hải ngoại là ngụy quân, ngụy quyền…vv.
     Tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc rất quan trọng trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ sau này. Xuất phát từ đòi hỏi, nhu cầu của thực tiễn, chúng ta buộc phải hợp tác, làm việc cùng nhau giữa các lực lượng chính trị, con người với những quá khứ mâu thuẫn, thậm chí là kẻ thù của nhau.  Một viễn cảnh của tương lai, khi chuyển đổi chế độ từ độc tài sang dân chủ, nếu xảy ra trong tương lai gần, hệ thống chính trị dân chủ chắc chắn phải sử dụng và hấp thụ một số lượng không nhỏ những người trong hệ thống chế độ cũ, bởi vì chế độ mới chưa thể chuẩn bị đủ nhân sự cho một hệ thống chính quyền trên toàn quốc. Mặt khác, nếu sự thay đổi diễn ra, các lực lượng chính trị mới nếu tập trung ngay vào việc thanh toán quá khứ, sẽ dẫn tới tình trạng hoảng loạn, hỗn loạn và là trở ngại rất lớn cho việc xây dựng thể chế dân chủ của đất nước.
     Như vậy, nhu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn bắt buộc phải có tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc. Điều quan trọng là, nếu chúng ta nhận thức và thấm nhuần tinh thần cao đẹp này, thì việc thực hiện sẽ dễ dàng, thuận lợi và tự nhiên hơn rất nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc, tương lai của đất nước sẽ sáng sủa hơn trong tiến trình phát triển sau này.

     3/ Xác định tương quan lợi ích của sự nghiệp chung với đoàn thể và cá nhân

      Trong quá trình đấu tranh dân chủ, rất nhiều người đã gia nhập các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nước. Việc đấu tranh sẽ là kết hợp mối quan tâm, tương quan lợi ích của cá nhân, với đoàn thể và PTDC nói chung. Có nhiều sự việc, công việc khi sự tham gia của cá nhân luôn bảo đảm hài hòa các lợi ích của bản thân, đoàn thể cũng như sự nghiệp chung của PTDC. Tuy nhiên, có những sự việc, công việc mà khi chúng ta tham gia hoặc không tham gia sẽ có những khác biệt hoặc mâu thuẫn về lợi ích. Ví dụ như, có một cá nhân hay một tổ chức không phải của mình, đưa ra các dự án, công việc chung cho PTDC mà các dự án, công việc đó có lợi cho PTDC, chúng ta có tham gia không và tham gia như thế nào? Hoặc chúng ta có tiếp tay phổ biến những sự kiện, bài viết của các cá nhân, tổ chức khác có lợi cho PTDC một cách vô tư hay không? Có một tình trạng, tuy không phổ biến nhưng rất điển hình, nếu các dự án, công việc của các tổ chức, cá nhân khác không phải của tổ chức mình thì nhiều tổ chức, cá nhân khác không quan tâm, tham gia hoặc hỗ trợ, giúp đỡ. Chúng ta cần có quan điểm đúng đắn về vấn đề tế nhị này. Trước hết, việc chúng ta tham gia đấu tranh dân chủ xuất phát từ mối quan tâm cho mục đích chung, mong muốn xóa bỏ độc tài, dân chủ hóa đất nước. Vậy thì, khi có những công việc, sự việc có lợi cho sự nghiệp chung, chúng ta cần tham gia, thực hiện hoặc hỗ trợ, giúp sức tùy vào khả năng của mình. Những lợi ích của đoàn thể hoặc cá nhân cần phải được đặt trong lợi ích to lớn của sự nghiệp chung. Nếu chúng ta không chung tay, góp sức (trong những việc không phải của tổ chức mình khởi xướng, thực hiện) thì người khác hoặc tổ chức khác cũng sẽ làm như vậy với các công việc của tổ chức mình. Và khi đó công việc chung, sự nghiệp chung sẽ bị ảnh hưởng. Một khi sự nghiệp chung không tiến triển được, sự tồn tại và hoạt động của các tổ chức không còn nhiều ý nghĩa.
     Một trong các việc quan trọng, vì sự nghiệp chung của PTDC đối với các cá nhân và đoàn thể, đó là giữ gìn sự đoàn kết. Chúng ta đều biết, đoàn kết là sức mạnh, nhà cầm quyền VN cũng biết điều đó và họ chủ trương phá hoại sự đoàn kết trong PTDC từ rất sớm và rất thâm hiểm. Nếu chúng ta, vì sự nghiệp chung của PTDC, thì không bao giờ chúng ta đặt vấn đề nghi ngờ công khai một cá nhân, một đoàn thể nào khi mà chúng ta không có đầy đủ bằng chứng xác thực. Chúng ta cũng không thể công khai đặt nghi ngờ cá nhân, đoàn thể hoặc hoạt động của họ bằng những suy luận không có căn cứ xác đáng. Ví dụ, có người nói rằng, an ninh cài người này, người kia hoặc an ninh xui khiến làm việc này việc kia để từ đó họ có cớ, có lý do để đàn áp. Nếu chúng ta không có chứng cứ xác thực, chúng ta không được phép công khai những nghi ngờ, chỉ trích sẽ gây chia rẽ và mâu thuẫn trong nội bộ PTDC, trực tiếp làm suy yếu PTDC. Một vấn đề nữa, chúng ta biết rằng, việc cài cắm người và không chế những người đấu tranh dân chủ làm việc cho an ninh là có thật và không phải là ít. Nhưng khi chúng ta không biết đích xác, không có chứng cứ xác đáng, chúng ta không được phép công khai  nêu lên những nghi ngờ đối với những cá nhân, tổ chức nào đó. Tóm lại, đặt sự nghiệp chung lên trên các lợi ích cá nhân, đoàn thể chúng ta sẽ có được phương thức ứng xử, hoạt động phù hợp, không làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của PTDC.

     4/ Trang bị kiến thức, nhận thức về tự do, dân chủ và phương thức xây dựng thể chế dân chủ

     Đây là vấn đề rất quan trọng, đối với mỗi cá nhân tham gia PTDC cũng như các tổ chức đoàn thể và PTDC nói chung. Trên bình diện chung, khi nhiều người trong chúng ta có kiến thức, nhận thức đúng đắn về tự do, dân chủ về phương thức tổ chức xây dựng thể chế dân chủ, chúng ta sẽ lựa chọn được những dự án hiệu quả và những con người có đầy đủ trình độ để thực hiện các dự án đó. Xét dưới góc độ cá nhân, vấn đề trau dồi kiến thức, nhận thức về tự do, dân chủ cũng vô cùng quan trọng. Nếu một cá nhân tham gia đấu tranh dân chủ, sau này có điều kiện và cơ hội tham gia trực tiếp vào xây dựng thể chế dân chủ tương lai, thì những kiến thức, nhận thức đúng đắn về tự do-dân chủ đó sẽ giúp cho cá nhân đó tìm ra được những phương pháp, phương thức, các nội dung đúng đắn, thiết thực và hiệu quả để xây dựng nên thể chế dân chủ tốt đẹp trong tương lai. Nếu cá nhân không có điều kiện và cơ hội tham gia trực tiếp xây dựng thể chế dân chủ, thì với các kiến thức, nhận thức có được cũng giúp cá nhân hỗ trợ, lựa chọn và ủng hộ những dự án hợp lý, khả thi.
     Một điều cần nhấn mạnh, PTDC có những thành viên đấu tranh rất mạnh mẽ, tích cực và hiệu quả. Tuy nhiên, khía cạnh tự trau dồi kiến thức, nhận thức rất hạn chế và khó khăn (chúng  ta rất lười đọc, lười nghiên cứu). Những hạn chế này sẽ có tác động tiêu cực trong tương lai, nếu chúng ta không kịp thời khắc phục. Chúng ta cần trang bị kiến thức về các vấn đề tự do, dân chủ và phương thức xây dựng thể chế dân chủ không chỉ đem lại những lợi ích nêu trên, mà quan trọng hơn, chúng ta sẽ phổ biến cho người dân những kiến thức này. Một thể chế dân chủ vững mạnh và hiệu quả chỉ khi người dân thường tham gia xây dựng thể chế dân chủ và tự bảo vệ các quyền con người của mình. Muốn vậy, họ phải có được các kiến thức về tự do, dân chủ và phương thức xây dựng tự do dân chủ. Người dân chỉ có được những kiến thức và nhận thức này, nếu chúng ta, những người đi đầu và đấu tranh cho một thể chế dân chủ trong tương lai có được các kiến thức và phổ biến lại cho họ một cách chủ động và có ý thức./.


                                                        Hà Nội, ngày 17/3/2014
                                                       Nguyễn Vũ Bình




Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

LA DÉMOCRATIE





LA  DÉMOCRATIE
Traducteur: Nghiem Quang Thai



Chapitre I

Fondement de la pensée politique



     L’Histoire de la société humaine est celle du processus de la lutte pour la liberté. Ce processus comprend la période de  la liberté originelle, la période de la perte de la liberté, et finalement la période où l’homme recouvre sa liberté dans toute son acception (dans tous les domaines, sous tous les aspects).
     Le besoin fondamental de l’homme est l’auto conservation. C’est ce besoin fondamental qui a amené l’homme de l’état de liberté originelle à celui de la perte de cette liberté. C’est une période très longue de l’Histoire, qui a commencé par des affrontements et qui a entraîné l’anéantissement d’un certain nombre de groupes humains. La conscience de l’auto conservation de la race au nom de la tribu apparaît. La formation du groupe pour la conservation de la race  a obligé l’homme à obéir à des règles, et la gestion et la direction sont véritablement les premiers pas de l’homme vers la perte de la liberté.  Avec l’évolution de l’Histoire, l’apparition de prisonniers, le processus de libération des prisonniers et leur intégration dans la société, a atténué la conscience de conservation de la race au nom de la tribu. A sa place, l’idée principale est de conserver l’homme au nom d’une région, d’une zone géographique – c’est le processus d’apparition de territoires gouvernés et de leurs chefs. .. suivis de royaumes, de nations. Si les besoins de la conservation de l’homme à l’aube de son Histoire ont entraîné la perte de sa liberté, ces mêmes besoins au nom de l’humanité, au plan mondial, seront ses derniers pas pour recouvrer sa liberté dans toute son acception.
Il y a deux conceptions qui servent de base à la façon d’organiser la vie de l’homme.
Selon la première conception, la société ou la nation est une réalité supérieure à l’individualité de chaque citoyen. La nation peut exercer sa force sur l’individu au nom de l’ensemble de la population. Selon la deuxième conception, rien ne peut être appelé société. Il n’y a que des individus qui décident ensemble des principes et des règles pour amener des bienfaits aux uns et aux autres, et qui se regroupent pour effectuer  des tâches dépassant les limites d’un homme ou d’une famille.  Les argumentations dans ce livre sont basées sur l’Idéologie Libérale. D’après cette idéologie, l’individu est une réalité originale, totalement indépendante, qui garde le rôle de décision, et doit avoir la priorité absolue sur la communauté, la collectivité, la société, la nation.  L’individu possède toute sa raison et ses capacités pour être maître de soi-même et décider de tous ses actes, d’où la liberté totale de chacun dans ses actions, dans la mesure où elles ne nuisent pas à autrui.
     Si les deux conceptions précitées coexistent, c’est parce qu’elles reflètent de façon pratique le mouvement de deux structures démocratiques actuelles, relativement différentes.  D’un côté le régime démocratique des USA totalement basé sur l’idéologie libérale, formée et construite dans une situation particulière.  De l’autre, l’ensemble des états démocratiques actuels.
     Le caractère polémique des deux conceptions précitées devient, de jour en jour, plus aigu car la structure démocratique des Etats-Unis, bien que dans une position nettement prééminente, ne peut pas (encore) s’appliquer à n’importe quelle nation. Dans le même temps, le caractère fragile des démocraties autres qu’américaine ou européennes, a contribué à maintenir l’existence de la conception  qui prône la suprématie de la société sur l’individu.
     Pourquoi la démocratie américaine, basée sur l’idéologie libérale, ayant pris, dans les faits, une position prééminente, ne peut-elle pas encore s’appliquer à n’importe quelle nation ?
     Pourquoi les démocraties, à l’exception de l’américaine et des européennes, sont-elles si fragiles et ont-elles  tant de mal à surmonter le vote populaire forcé pour devenir libres et démocratiques ? Quel rôle joue la mondialisation actuelle et quelle est son action dans le processus de recherche de la liberté ?
     Tout d’abord, il faut comprendre la différence de conception au sujet de la démocratie  entre les Etats-Unis et l’Europe. Le point le plus important de cette différence est le processus de la formation de la démocratie aux USA inséparable de la création de la nation américaine, par des hommes égaux, non liés par le passé et libres de toutes contraintes. C’est pour cela que la nation (l’Etat) créée reflète l’aspiration, pour chaque membre, à la garantie et à la défense de la liberté.
     Le régime démocratique des pays européens était basé, à sa création, sur les besoins de libérer l’homme de l’oppression des gouvernements totalitaires qui le précédaient. La libération de l’homme (la liberté qu’il possède) se faisait étape par étape, selon la situation concrète et relative des forces progressistes et conservatrices en présence, au cours des différentes révolutions.
     D’un autre côté, les peuples européens ont été formés avant que l’homme ne fût libre. L’élément nation est très important car il est le constituant fondamental de l’Etat-nation, reflétant le besoin de conservation de la race au nom l’Etat-nation.
Les nations démocratiques, autres que les USA et les pays d’Europe, ont aussi leur processus de formation analogue à celui des pays européens, c.à.d. un processus de libération de l’homme sur la base de peuples préexistants. Cependant, du fait qu’elles sont des précurseurs dans la libération de l’homme, les démocraties européennes se voient obligées d’explorer et de dresser des bases pour leurs projets démocratiques. Les autres pays, même si leur démocratie est formée à partir de révolutions totales dans tous les domaines, ou de grands bouleversements par domaine, ont déjà connu (et appliqué) les expériences, les mécanismes, les structures des démocraties antérieures. Le fait de l’inexistence des mêmes conditions que dans la formation de la démocratie américaine, c.à.d. une démocratie formée en même temps que la formation de l’Etat-nation, sur la base d’hommes égaux, non liés au passé, est une raison importante pour laquelle la formation prééminente de la démocratie américaine ne s’applique à ce jour à aucune autre nation. Mais plus important encore, les principes qui sont tirés des modèles américain et européens pour construire les démocraties  ne reflètent pas encore de façon exacte les éléments fondamentaux d’un véritable assemblage démocratique. C’est là la vraie raison de la fragilité des démocraties actuelles, autres qu’américaine ou européennes.
     La situation actuelle de la mondialisation ouvre de grandes opportunités pour la formation et la construction des régimes démocratiques. De plus, la mondialisation a révélé la capacité d’union des régimes démocratiques, encouragé et ouvert la démocratie à l’échelle planétaire, entraînant l’homme vers le royaume de la liberté.                                                                         
  

Chapitre II


Concept, prérequis, et conditions
de la démocratie



     La démocratie est un mode d’organisation de la société garantissant, au plus haut degré, la liberté de l’homme.
     La liberté de l’homme est un concept. Ce concept comprend, pour chaque individu, les droits de l’homme et la capacité les défendre par ses propres moyens.
Pour cette raison :
     La démocratie est le mode d’organisation de la société garantissant, au plus haut degré, à chaque individu, les droits de l’homme et la possibilité de les défendre par ses propres moyens.
     Nous savons tous qu’il existe une certaine relativité dans les concepts au plan de la philosophie politique. D’un autre côté, la démocratie est un sujet vaste et complexe concernant de nombreux aspects de la vie. C’est pour cette raison qu’il y a de nombreuses définitions de la démocratie. Maia alors, à partir d’où la définition ci-dessus a-t-elle été généralisée et pourquoi en est-il ainsi ?
     En étudiant la formation et le développement du modèle de la démocratie américaine, un modèle de démocratie prééminente, solide, et développée dans des circonstances remarquablement idéales,  une question qui se pose est de savoir quels sont les éléments qui ont permis à la structure démocratique américaine de se maintenir et se développer de façon parfaite au travers de si nombreux défis ? Il y a deux facteurs de la plus haute importance, qui, tout le long de la traversée, permettent au bateau démocratique américain de ne pas dévier de son cap et  d’aller de l’avant de façon inébranlable. Ce sont l’égalité des hommes qui ont participé, dès les premiers instants,  à établir les bases de cette démocratie (qui plus tard, avec son expansion, la transformera en égalité de chaque citoyen devant la loi) et la conscience de chaque membre de défendre soi-même les droits de l’homme (qui, plus tard, deviendra la possibilité pour chaque citoyen, au sein de la société, de défendre soi-même les droits de l’homme).
     Ainsi il y a deux éléments fondamentaux qui garantissent la solidité et le parfait développement des institutions politiques démocratiques américaines. Le deuxième élément a été généralisé en définition de la démocratie. Le premier élément, l’égalité de chaque individu au sein de la société, était le prérequis même de la démocratie. Pour l’Amérique, l’égalité originelle était naturelle, et se transforme en égalité de chaque citoyen devant la loi. Mais pour les autres nations qui n’ont eu pas cette chance, comment faire pour obtenir cette égalité ?
     Le prérequis de la démocratie est l’acceptation et la reconnaissance de la différence et de la spécificité de chaque individu, de chaque groupe d’individus, des représentants de chaque ethnie, religion, localité et région.
     Ainsi, pour bénéficier de l’égalité, individu et société doivent accepter et reconnaître la différence et la spécificité de l’homme selon deux points de vue : individuel – c’est la différence de race, d’apparence, de comportement, …. ; collectif – la différence entre les ethnies, religions, localités et régions.
     Il faut souligner que tout au long de l’Histoire, la différence et la spécificité de chaque individu et de chaque groupe d’individus sont très grandes. C’est pourquoi parler de prérequis de la démocratie signifie aussi parler du processus de création de ce prérequis. Une question importante qui se pose est comment faire pour obtenir l’accord et la reconnaissance mutuelle entre les hommes, les ethnies, les religions qui ont des contradictions, des contentieux et des haines, dans le passé, voire dans le présent ? Nous avons de besoin de créer une philosophie, une culture adéquate, et pourtant non nouvelle : l’esprit de concorde et de réconciliation nationale.
     Ainsi, la création de prérequis, dans la plupart des pays, est la création de l’esprit de concorde et de réconciliation nationale.
     Une démocratie qui veut être construite avec succès doit reposer sur des conditions sociales déterminées. Il y a des conditions essentielles ou sine qua non (obligatoires, immédiatement nécessaires) et des conditions nécessaires à créer au cours du temps.
     Les conditions sine qua non : pas de guerre, ni de guerre civile. Car la guerre est une situation anormale de l’homme et de toute la société. Il est impossible de construire une société démocratique dans des conditions où l’homme et la société sont dans une situation anormale.
     Les conditionsnécessaires :
     - Pas de distinction raciale, ni de préjugés raciaux.                                                                                                              
     - Pas de distinction, ni de confrontation ethnique.                                                                                                            
     - Pas de distinction, ni de confrontation religieuse.             
     Ici le mot « distinction » doit être compris dans le sens de « ségrégation », car on peut distinguer et aider une ethnie peu nombreuse, ou une religion, qui est une religion nationale, est distinguée dans le sens qu’elle est suivie par une large majorité de citoyens.  Quant au mot « confrontation », il doit être compris dans le sens de lutte armée.
     La différence et la spécificité de l’individu et des groupes sont réellement une caractéristique importante de la démocratie. Chaque individu, avec ses capacités de comprendre, ses goûts et ses conditions de vie différentes, va poursuivre des métiers, des activités différentes, et va obtenir des résultats différents au sein de la  société. De façon analogue, une collectivité représentant uneethnie, une religion, une région, possède des points spécifiques, des caractéristiques particulières.  La variété des conditions, la richesse à  travers l’image de chaque individu, de chaque collectivité reflètent la maturité des prérequis et des exigences de la démocratie, comme la démocratie elle-même.




Chapitre III

Le thème de la démocratie



     Le mode d’organisation de la société soulève une multitude de thèmes et de questions. De plus, n’importe quel mode d’organisation de la société doit résoudre les trois problèmes fondamentaux suivants: 
     1 – le pouvoir                   2 – la loi                       3 – l’homme
     La nature du mode d’organisation de la société sera utilisée comme base pour résoudre les trois problèmes ci-dessus. Ce fait signifie également que la façon de résoudre ces trois problèmes révèlera la nature du mode d’organisation de la société. Le mode d’organisation de la société démocratique résoudra les trois problèmes fondamentaux de la manière suivante:
     1 – Le problème du pouvoir
     Actuellement, il y a deux façons de comprendre, quand on aborde le problème du pouvoir. Au sens large, le pouvoir, considéré comme l’Etat, avec les trois pouvoirs législatif, exécutif et judiciaire, représente en même temps la nation. Au sens strict, le pouvoir est synonyme de gouvernement, et représente le pouvoir exécutif.  Mais dans de nombreuses institutions,  le  pouvoir est synonyme de l’Etat. Que ce soit au sens large ou au sens strict, la nature du pouvoir démocratique ne change pas : c’est une institution créée pour garantir et défendre les droits de l’homme dans le cadre d’une région géographique.
     Issus de la nature du pouvoir démocratique, deux problèmes fondamentaux principaux  doivent être analysés, résolus et leurs solutions mises en application :
     a – le pouvoir est une institution créée pour garantir les droits de l’homme :
     En effet, les droits de l’homme, élément fondamental de la démocratie, même s’ils sont admis et reconnus par tous,  n’existent pas de façon fortuite. Ils doivent être organisés au niveau de la société,  de façon rigoureusement scientifique, à la suite d’immenses efforts et de peines.  Les difficultés et les limites rencontrées dans la garantie des droits de l’homme dans les pays démocratiques autres que les USA et les pays européens, sont dues en grande partie aux lacunes liées à l’organisation et à la mise en place du pouvoir. Naturellement, lorsqu’on a déterminé que le pouvoir est bâti pour garantir les droits de l’homme, on a réussi à établir un cadre pour une partie de son rôle, de là son organisation devient plus rationnelle et plus efficace.
     b – le pouvoir est une institution créée pour défendre les droits de l’homme :
     Dans notre vie quotidienne, les droits de l’homme sont souvent violés du fait de l’usage de la force.             Dans une société civilisée, l’usage de la force doit être banni.  Le droit à la vie implique le droit d’auto-défense, par l’usage de la force pour répliquer à ceux qui l’ont utilisée en premier.  Mais l’usage de la force pour  répliquer ne peut pas dépendre de la volonté de chaque individu.  Cela demande des lois objectives, exigeant des preuves avancées pour déterminer un crime et démontrer qui a commis ce crime. Quand la force est bannie dans les relations sociales, l’homme a besoin d’institutions jouant le rôle de protection de ses intérêts, sous le contrôle d’organismes faisant respecter ces lois objectives.
     D’un autre côté, un individu n’est pas obligé d’entretenir des relations sociales avec autrui. Il ne le fait que sur la base du volontariat, avec un contrat de relations valable pour une période donnée. Si le contrat est rompu de façon arbitraire, causant des pertes financières et des désastres à l’autre partie, …. Et ici on a aussi besoin d’une institution jouant le rôle d’arbitre pour régler les différends entre individus, selon des lois objectives.
     D’autre part, le processus d’élaboration des institutions d’un Etat est un processus complexe, ne bénéficiant pas encore de principes précis, un processus basé sur la recherche et l’expérience. Le processus même d’élaboration et de fonctionnement des institutions d’un Etat contient aussi en lui des atteintes aux droits de l’homme.  C’est pourquoi, dans son élaboration, il doit contenir, en son sein, un mécanisme permettant à l’individu de défendre les droits de l’homme par ses propres moyens.
     Ainsi, l’Etat est créé pour garantir les droits de l’homme, défendre l’homme contre le crime, contre les agressions extérieures, assurer l’arbitrage dans les conflits entre les individus selon des lois objectives et aussi permettre à l’individu de défendre lui-même ses propres droits de l’homme.
     2 – Problème de la  loi
     Selon l’opinion la plus communément répandue, la loi est un ensemble de règles destinés à règlementer les actes de l’individu dans la société.
     N’importe quelle société a besoin et a des lois. La différence sur les lois entre les différents modes d’organisation de la société est leur origine, leur rôle, leur élaboration et leur défense.  Dans une société démocratique, la chose la plus facilement visible est la présence de la loi, partout, dans tous les domaines, toutes les professions, tous les échelons de la société, toutes les activités de toutes les couches sociales.  Selon les lois de la mécanique, la variété, la richesse et le nombre de lois reflètent le niveau d’une société civilisée. Le nombre de lois est justement le nombre de relations d'intérêts à réguler. Nous examinons la relation entre la Loi et les droits de l’homme, et, à un niveau supérieur, celle existant entre la Loi et la liberté dans la société démocratique.
     La naissance des droits de l’homme dépend de l’existence de la Loi, les droits de l’homme mêmes n’existent que par la Loi, et leur défense passent obligatoirement aussi par l’outil qu’est la Loi. De façon analogue, la possibilité pour chacun de défendre ses droits de l’homme (en dehors du facteur ambition, le moteur de chaque être humain) est garantie et est en relation étroite avec la loi. Ainsi nous pouvons conclure : la Loi c’est la mère protectrice, la personnification, l’âme de la liberté, en même temps que son outil de défense. Notre façon de bâtir la loi et notre comportement envers elle sont identiques à notre façon de bâtir la liberté  et notre comportement envers elle. C’est cela l’esprit hautement respectueux des lois dans les sociétés démocratiques.
     Pour garantir rigoureusement l’esprit hautement respectueux des lois, une société démocratique doit bâtir la loi comme un objet spécial qui doit être construit et parfaitement achevé en tant que mécanisme, structure et institution. Simultanément, orienter l’objet de la loi n’est autre chose que : garantir et défendre les droits de l’homme.
     a – La loi est un objet spécial, bâti et parfaitement achevé en tant que mécanisme, structure et institution.
     Dans le processus d’élaboration du pouvoir, la question de l’établissement et de l’application de la loi a aussi été posée et a été réglée, en particulier un mécanisme à trois pouvoirs  séparés a été mis en place pour fonctionner. Cependant, quand nous considérons que la loi est un objet spécial, comme une institution séparée et bien finie, nous créerons une très grande différence, car elle sera particulièrement suivie, depuis la conception jusqu’à la concentration des attentions et des sources d’énergies, et susciterons le contrôle du peuple. Cela entraînera une grande différence dans son élaboration, sa réalisation et son parfait achèvement.
     La séparation des pouvoirs législatif, exécutif et judiciaire sera la répartition des rôles pour garantir la naissance et la formation des lois reflétant exactement les aspirations du peuple, pour que l’application des lois soit égale pour tous  et rigoureusement équitable, et pour que la loi soit défendue de façon objective et impartiale.  Ce qui signifie que le processus de construction et de fonctionnement, d’application et de défense de la loi, n’est pas déformé du fait de la concentration de plusieurs pouvoirs entre les mains d’un même sujet. D’un autre côté, afin que le fonctionnement soit fluide et que le processus, depuis la formation jusqu’à l’application et la défense de la loi, ne soit pas obstrué, nous avons besoin d’une structure sociale adaptée au mécanisme de répartition des pouvoirs.  Après un certain temps, lorsque le mécanisme et la structure de la société, qui ont subi tous les deux le processus de recherche et d’expérimentation, auront réussi à garantir leur rôle et leurs objectifs, nous aurons besoin d’établir une institution sociale basée sur ce mécanisme et cette structure.
     b- le rôle de la loi : garantir et défendre les droits de l’homme.
     Afin d’assumer les rôles de garantie et de défense des droits de l’homme, la loi et le système de lois doivent réaliser les fonctions suivantes :
     - Affirmer les droits de l’homme : Plus aucun doute, le besoin le plus important vis-à-vis de la loi, ce sont les droits de l’homme. Ce sont les droits fondamentaux de l’homme comprenant : le droit de vivre, le droit de propriété, le droit à la liberté d’expression, le droit à la liberté religieuse, le droit à la recherche du bonheur. Affirmer les droits fondamentaux à la liberté civile et politique comme : la liberté de se présenter aux élections, de voter ; la liberté de se réunir et de former des associations ; le droit à être défendu de façon équitable devant la loi ; le droit de critiquer ou de louer de façon responsable; le droit d’être jugé équitablement …. La loi doit aussi affirmer un système de droits sur les droits fondamentaux, et les droits sur l’économie, la culture, la société et la vie.
     - La loi participe au processus d’élaboration du mécanisme, de la structure et des institutions de la société garantissant et défendant les droits de l’homme. Le processus d’élaboration du pouvoir et celui du mécanisme, de la structure et des institutions de la société, tous ces processus reçoivent également la participation de la loi. Les orientations de fond de la loi garantissant et défendant les droits de l’homme aident ces processus à se réaliser rapidement, et  obtiennent avec plus d’efficacité des résultats plus solides grâce à l’adhésion collective aux objectifs.
     - Les lois contribuent à aider le citoyen à comprendre ce que sont les droits de l’homme, la liberté et la démocratie et à lui inculquer la conscience de défendre les droits de l’homme par ses propres moyens. La compréhension par le citoyen des droits de l’homme, de la liberté et de la démocratie, et de là, sa conscience de défendre les droits de l’homme par ses propres moyens, sont d’une extrême importance. Cette compréhension ne peut être le seul fait du citoyen, mais doit lui être inculquée, enseignée, et fixée par la loi vis-à-vis des organes fonctionnels du pouvoir. C’est pourquoi, contribuer à aider le citoyen à comprendre au sujet des droits de l’homme, de la liberté et de la démocratie est fondamental dans le rôle des lois à garantir et à défendre les droits de l’homme.
     3 - Problème de l’homme
     Les modes d’organisation de la société doivent tous résoudre le problème de l’homme. De façon simple : qui, quels groupes ont une influence dominante sur le processus d’élaboration et de fonctionnement du pouvoir, du système des lois ? A qui et à quels groupes le système des pouvoirs et des lois a-t-il profité, qui et quels groupes a-t-il défendu ? Le mode d’organisation de la société démocratique a statué, dans le principe et dans la constitution démocratique : le peuple est le véritable organe principal du processus d’élaboration et de fonctionnement du système des pouvoirs et des lois. Dans le même temps, le fonctionnement des pouvoirs et du système des lois garantit et défend les intérêts du peuple. Autrement dit, le pouvoir appartient au peuple. La question qui se pose est comment faire pour que le peuple participe réellement au processus d’élaboration des institutions de la société et comment faire afin que ces institutions garantissent les droits de l’homme et la possibilité pour chaque individu de défendre les droits de l’homme par ses propres moyens ? Il y a deux points fondamentaux dans le mode d’organisation de la société que nous devons réaliser.  C’est aider le peuple à comprendre les droits de l’homme, la liberté et la démocratie et élaborer un mécanisme permettant à chaque individu de défendre les droits de l’homme par ses propres moyens.
     a - Comprendre l’homme, la démocratie et la liberté.
     Les droits de l’homme sont un nouveau concept dans l’histoire de l’humanité. Il existe deux hypothèses sur l’origine des droits de l’homme, l’une affirmant qu’ils sont un don du Ciel, l’autre qu’ils sont un don de la société. Mais en réalité, l’origine des droits vient de la nature de l’homme [1]. L’homme  est une réalité appartenant à un type particulier – une réalité dotée de raison – l’homme ne peut agir avec efficacité sous les contraintes, les droits sont les conditions nécessaires à la survie particulière de l’homme. Ainsi, les droits sont le principe moral affirmant et reconnaissant la liberté d’action de l’homme au sein d’une société donnée. Il n’y a qu’un droit fondamental – les autres droits ne sont que des résultats ou des conséquences inévitables qui en découlent – les droits de l’homme inhérents à chaque individu. La vie est une succession d’actes qui se conservent et se multiplient ; pour la vie, les droits sont les droits d’actions qui se conservent et se multiplient  – ce qui veut dire : la liberté de mener toutes les actions qui sont naturellement demandées à une entité dotée de raison, pour aider, stimuler, réaliser pleinement sa propre vie et en tirer tous les  bénéfices. C’est tout le sens du droit à la vie, à la liberté et à la recherche du bonheur.
     Dans la pratique, les droits de l’homme sont affirmés aux deux plans : la liberté individuelle et la liberté politique et civique (les droits civiques).
-      Le droit à la liberté individuelle comprend les droits suivants :       
+ Le droit de vivre : c’est la source de tous les droits
     + Le droit de propriété : c’est l’unique moyen d’appliquer les droits. Sans le droit de propriété, tous les autres droits sont sans objet. Comme l’homme doit subvenir à sa propre existence, celui qui n’a aucun droit sur les produits de ses efforts, n’a aucun moyen de vivre. Celui qui produit et voit ses produits confisqués par autrui, celui-là est un esclave.
     + La liberté d’expression : c’est la liberté d’exprimer, d’exposer ses idées sans subir d’intervention, d’oppression, ni de punition.
     + La liberté religieuse : la liberté de suivre ou ne pas suivre une religion. Affirmer la tolérance religieuse, est la conséquence de plusieurs millénaires de lutte.
     + Le droit à la recherche du bonheur : c’est le droit de faire ce que l’individu considère comme indispensable pour atteindre le bonheur.                                                                                                            
    – Le droit à la liberté politique et civique (les droits civiques) comprenant :                                                                  
      + Le droit de vote et de se présenter aux élections.                                                                                             
      + La liberté de la presse.                                                                                                                                      
      + La liberté de réunion et d’association.                                                                                                               
     + Le droit d’être défendu avec équité devant la loi.                                                                                                   
     + Le droit de porter plainte et d’être jugé avec équité.  
     A cela, il faut ajouter d’autres droits pour réaliser et mettre en application les droits fondamentaux de l’homme. Par exemple : la liberté du lieu de résidence, la liberté de déplacement, le droit de succession, le droit à la dignité humaine, etc,…..
     Il faut souligner que la sensibilisation du peuple aux problèmes de la liberté et de la démocratie passe obligatoirement par différents aspects de sa participation aux systèmes des pouvoirs et des lois.
     Parallèlement à cela, doit exister un système de procédures, de règles et d’adresses permettant au peuple de réclamer, de dénoncer ou d’intenter des procès, pour défendre ses droits.                                D’autre part, la culture de la liberté et de la démocratie doit être présentée de façon simple, facile à comprendre, et plus important encore, doit être fortement et intimement liée à la vie du peuple.
     b. Bâtir un mécanisme garantissant la capacité de chacun à défendre par ses propres moyens les droits de l’homme : le Tribunal des droits de l’homme.
     C’est l’élément, le mécanisme le plus important du fondement de la démocratie, de ses institutions, de son mode d’organisation. C’est l’élément fondamental, le noyau élémentaire de toute structure qui porte en elle la source du parfait achèvement de n’importe quelle démocratie. Bâtir ce mécanisme, réaliser ce fondement, telles sont les conditions qui permettent à la démocratie de surmonter toutes les difficultés, de relever tous les défis, et d’atteindre naturellement l’état de parfait achèvement. Il y a deux raisons à cela :
     Premièrement, les droits de l’homme sont des droits constamment transgressés et violés, de tout temps, en tous lieux, à toutes occasions. La violation des droits de l’homme est due au fait que :
     - L’élaboration du système des pouvoirs et des lois, dans le but de garantir et de défendre les droits de l’homme, est un processus complexe qui nécessite des recherches, des expérimentations. Ce processus contient en lui-même la violation des droits de l’homme.
     - La tentation naturelle du pouvoir et les intérêts des individus participant à l’élaboration des institutions démocratiques entraîneront à chaque instant la violation des droits de l’homme, tant au niveau individuel que collectif.
     - Le problème de la violation
     C’est pour cela que la défense des droits de l’homme doit être élevée au premier rang des priorités et qu’il faut des mécanismes pour assurer cette défense.
     Deuxièmement, personne ne peut défendre plus efficacement les droits de l’homme que l’individu qui le fait pour lui-même. Dans le même temps, le Tribunal des droits de l’homme est un lieu des plus solennels et des plus adaptés pour défendre les droits de l’homme, surtout vis-à-vis des pauvres et des humbles.




Chapitre IV

REALISER LA DEMOCRATIE



     Examinées sous l’angle de la démocratie, les nations du monde présentent, selon de nombreux observateurs, trois niveaux différents. Les nations ayant une démocratie relativement avancée, encore appelée démocratie libérale, parmi  lesquelles on trouve les Etats-Unis et les pays européens. Les nations qui ont aussi des institutions démocratiques, mais qui, s’agissant des droits de l’homme, se limitent, au plan de la démocratie, aux élections. Enfin, les nations n’ayant pas encore de démocratie, parmi lesquelles on trouve des dictatures exercées par une personne ou un groupe de personnes, et des régimes totalitaires.
     Sous l’angle de l’élaboration de la démocratie et selon les fondements cités dans ce livre, il n’y a pas grand-chose d’utilisable (ni applicable) pour les démocraties libérales. Cependant, les tribunaux des droits de l’homme restent une nécessité qui doit être mise en avant, pour approcher la perfection dans l’élaboration des institutions démocratiques. Dans le même temps, les gouvernements des Etats-Unis et ceux de l’Europe, ont actuellement une attitude très passive par rapport au rôle véritable de la démocratie, alors que selon l’opinion communément admise, la tendance à l’harmonisation et à la mondialisation pose comme condition essentielle la responsabilité mondiale de ces pays.
     C’est pourquoi, réaliser la démocratie demeure essentiel pour ces Etats qui ont des institutions démocratiques mais dont les peuples ne connaissent pas réellement la liberté. Ces Etats dictatoriaux vont, dans l’avenir, se transformer en Etats démocratiques. Comme il est fait mention au début du livre, la situation des nations qui ont des institutions déterminées, mais dont les peuples ne connaissent pas encore la liberté, a pour origine le fait que les principes pour bâtir la démocratie ne reflètent pas encore les éléments fondamentaux d’une véritable structure démocratique. Mais d’un autre côté, le mode d’élaboration et l’ordre dans lequel on élabore les institutions démocratiques sont aussi des causes importantes entraînant des difficultés pour ces nations à franchir le seuil d’une démocratie par les urnes pour devenir une démocratie libérale.
     Les nations commencent généralement leur processus d’élaboration des institutions démocratiques, après une révolution pacifique ou violente, en préparant une constitution démocratique (avec l’aide des experts constitutionnels de renommée mondiale) ; définir les partis politiques nationaux ; élaborer un itinéraire pour élire l’Assemblée nationale et les représentants du pouvoir (régime présidentiel ou semi-présidentiel) ; mener des campagnes électorales et assurer le bon déroulement des élections. On considère que le succès dans l’établissement des institutions démocratiques repose sur le bon déroulement des processus précédents, sans agitation extérieure venant les perturber ou les détruire. Un plus grand danger vient des défauts des institutions nouvellement créées pour l’ensemble des processus démocratiques. En effet, selon certains raisonnements, la Constitution reflèterait le rapport des forces entre les différents partis au moment de son élaboration ?!?  En observant l’ensemble de ces processus, nous pouvons remarquer que l’élaboration des institutions démocratiques se déroule au niveau de la nation, avec la participation d’une poignée d’hommes. Quant au peuple, il n’a qu’une seule chose à faire, c’est de participer aux votes, et il n’aura que la possibilité de constater que la nation vient peut-être de changer de régime !
     C’est un processus inversé, ou comme le dit le Vietnamien : « construire sa maison en commençant par le toit ». Le point le plus important dans le mode d’élaboration des institutions démocratiques est qu’il doit se dérouler à partir de/au sein d’une unité démocratique de base – la plus petite unité géographique ou administrative capable d’élaborer des institutions démocratiques – avec la participation simultanée de toute la population. L’ensemble des fondements démocratiques doit être réalisé sur des bases démocratiques, en relation étroite avec le vie du peuple. Ce n’est que de cette façon que le peuple participe réellement à l’élaboration du système des pouvoirs , du système des lois, ainsi qu’au mécanisme du tribunal des droits de l’homme afin qu’il puisse défendre les siens par ses propres moyens.
     Toutes les activités pour élaborer les institutions démocratiques à un niveau supérieur au niveau de base n’ont pour seul but que d’ouvrir le chemin, de supporter et de créer des conditions pour garantir l’élaboration et les activités des institutions au niveau de base. En politique, on ne mesure pas les droits de l’homme, ni  le niveau démocratique d’une nation, par l’activité démocratique au niveau de la nation,  mais par les droits de l’homme au niveau de l’individu, par le degré de participation et la capacité de chacun à défendre ses droits de l’homme, dans l’espace de ses activités démocratiques de base.
     Dans cet esprit, un gouvernement (ou un Etat), doit avoir une structure légère et adéquate, lui permettant d’assurer les fonctions minimales de l’Etat. Les fonctions principales de l’Etat sont : représenter la nation ; maintenir l’unité nationale ; créer et maintenir les forces armées (armée et police) ; créer les tribunaux pour régler les litiges entre les individus. Et une de ses fonctions importantes est d’encourager, de supporter et de créer des conditions favorables au processus et à l’activité des institutions démocratiques au niveau fondamental.
     En résumé, pour les nations ayant déjà une forme de démocratie par les urnes, comment la démocratie doit-elle se dérouler ?
     - Tout d’abord, il faut faire prendre conscience à chaque individu de la nécessité des droits de l’homme, de la liberté, de la méthode d’organisation de la société qui garantit la liberté de l’homme (démocratique), à commencer par l’élite qui a la volonté d’instaurer la démocratie. Il est à noter que la prise de conscience collective ci-dessus est une démarche nécessaire. C’est pourquoi, il faut élaborer des connaissances très simples sur la liberté et la démocratie, très faciles à comprendre, en étroite relation avec la vie de chacun.                                                       
                                                                                                                                - L’élaboration des institutions démocratiques comprend les pouvoirs, le système des lois, et le mécanisme d’auto-défense des droits de l’homme (le tribunal des droits de l’homme), dans l’espace des fondements démocratiques. Afin que ces conditions soient réalisées, il faut avant tout supprimer les défauts des institutions politiques existantes; déplacer le centre de gravité  de l’élaboration des institutions sociales, du point de vue étatique vers celui des fondements démocratiques; mettre l’ensemble de  la construction et de l' activité des institutions de niveau supérieur dans le domaine d’influence de celles du niveau de base. Autrement dit, la survie et l’activité des institutions extérieures à celles des institutions de base ne sont destinées qu’à servir ces dernières.
       
     - Selon la tendance actuelle à l’intégration et à la mondialisation, le problème de la démocratie doit être posé dans le cadre de la démocratie mondiale. Ce qui signifie que les droits de l’homme proclamés par la Charte des droits de l’homme doivent être garantis, et qu’il faut dans le même temps référencer et consulter les institutions démocratiques des différentes nations, afin de faire de la liberté le lien qui les unisse, partout dans le monde.
     En réalité, la logique du livre n’est pas difficile à comprendre : la démocratie est le mode d’organisation de la société garantissant, au plus haut degré, à chaque individu, les droits de l’homme et la capacité de les défendre par ses propres moyens. Pour garantir les droits de l’homme, le peuple doit participer directement à l’élaboration de ses institutions sociales, c’est pourquoi, les bases de cette élaboration doivent être établies avant tout au niveau le plus élémentaire – c.à.d. au niveau démocratique le plus bas – directement lié à la vie du peuple.  De plus, la capacité de chaque individu à défendre les droits de l’homme par ses propres moyens dépend de la compréhension qu’a le peuple des droits de l’homme, de la liberté, de la démocratie. Parallèlement, il est nécessaire d’avoir un mécanisme pour défendre les droits de l’homme, c’est le tribunal des droits de l’homme. Ainsi, la démocratie est un processus d’élaboration des institutions sociales et dépend de la compréhension qu’ont les gens pour garantir et défendre les droits de l’homme de chaque individu.




Chapitre V

VERS LA DEMOCRATIE UNIVERSELLE




     Actuellement, l’homme vit l’étape la plus significative de son Histoire. C’est l’étape où il commence à déterminer les objectifs et les moyens pour acquérir la liberté qu’il a cherchée depuis des millénaires. La liberté de l’homme sur cette Terre, dans son sens le plus exact, doit être une liberté totale. Ce qui signifie que l’homme, qu’il vive aux Etats-Unis, en Somalie, au Japon, en Corée du Nord, en France ou au Vénézuéla, doit pouvoir jouir de la même liberté. La  démocratie doit être élaborée, selon les mêmes principes, sur tous les continents, dans tous les pays. En résumé, c’est cela le processus de la démocratisation mondiale.
      La raison fondamentale la plus importante pour dire que nous sommes dans le processus de construction de la démocratie au niveau mondial, est le processus naturel de l’Histoire qui est en train d’activer les besoins d’auto-conservation de l’homme, au nom de l’humanité, à l’échelle de la planète. 
     D’une manière facile à comprendre, l’homme est en train de faire face aux risques d’auto-destruction et de destruction extérieure, dans un avenir proche.      
     - Risque d’auto-destruction : deux risques apparaissent devant nos yeux, c’est la guerre nucléaire mondiale, et la destruction de l’environnement planétaire.                                                          
     - Risque de destruction extérieure :  les théories et les signes de fin du monde, la possibilité d’une attaque extra-terrestre par  une civilisation différente.
     La coopération volontaire de l’homme au niveau planétaire, guidée par son instinct et son subconscient (comme le besoin d’auto-conservation) sera associée à sa compréhension et à sa conscience que reflètent les réalités de la vie :
     + L’interdépendance de plus en plus grande des nations, due à la mondialisation de l’économie, débordant sur les domaines culturel, social et politique.
     + Les pertes communes, l’absurdité des conflits et des guerres entre les nations.
     Quels seront les piliers de base pour définir et stimuler le processus passé et actuel de mondialisation de la démocratie ? Il y a trois piliers pour bâtir la démocratie mondiale.
     Le premier est la coopération économique -  technique, au niveau mondial. Ce processus est en train de se dérouler énergiquement, selon une ligne principale, la mondialisation de l’économie, sous la direction et avec le support de la science et de la technique : le réseau Internet. Sous cet angle, le monde devient de jour en jour plus « plat ».
     Le deuxième est la coopération linguistique. La signification de la coopération linguistique n’a probablement pas besoin d’être expliquée longuement car tout le monde peut comprendre que si on veut vivre ensemble, si on veut avoir une coopération efficace, il est obligatoire d’avoir un processus de coopération linguistique. Le problème ici est le mode de coopération. Actuellement, il y a des machines qui traduisent les langues, la tendance étant l’utilisation de l’anglais au niveau international. Mais ces deux méthodes ne répondent pas réellement à la demande de coopération linguistique au plan international. L’humanité a besoin de définir une langue commune, facile à apprendre, à écrire, à lire et à comprendre. Une suggestion est de rechercher parmi les langues internationales actuelles celle (la langue universelle) qui peut répondre aux critères précédents, une fois modifiée et menée à terme par les linguistes internationaux, pour être utilisée comme langue universelle. Essayons d’imaginer combien une langue facile à apprendre, à lire et à écrire, utilisée par tous les pays, en dehors de leur langue maternelle, pour communiquer internationalement, sera utile aux échanges et à la coopération internationale. 
     Le troisième est la coopération dans le domaine de la liberté. C’est l’objectif visé à atteindre , et c’est aussi le point le plus important de la mondialisation de la démocratie.  Ici il y a deux processus qui existent et qui se soutiennent mutuellement avec force. Il s’agit de la démocratisation de la nation et de l’élaboration des institutions démocratiques universelles. La démocratisation au niveau de la nation a pour fonction d’instaurer la liberté alors qu’au niveau mondial elle réalise la coopération dans le domaine de la liberté. Ces deux processus exigent de coopérer pour accomplir la mission commune, de la  plus haute importance.
     • Elaborer et diffuser à tout le monde les connaissances sur les droits de l’homme, la liberté, la démocratie. C’est une demande nécessaire, tant au plan national qu’international. Pour satisfaire à cette exigence fondamentale, le monde doit créer un Institut mondial de la Démocratie, chaque nation doit avoir son propre Institut de la Démocratie, les établissements d’enseignement supérieur doivent avoir leur propre département « Etudes de la démocratie », où l’on élabore et enseigne les matières relatives à la démocratie, qu’on introduit ensuite dans l’enseignement secondaire, au niveau de la nation. Le processus de normalisation des connaissances sur la démocratie, a besoin d’être élaboré par des savants sous les formes les plus simples à comprendre, vivantes, et faciles à diffuser. Il faut faire en sorte que les connaissances les plus élémentaires sur les droits de l’homme, la liberté, la démocratie, puissent être accessibles à tout individu dans le monde, comme la table de multiplications en mathématiques !
     • Aligner les procédures et les directives des tribunaux nationaux des droits de l’homme de tous niveaux sur celles des tribunaux internationaux des droits de l’homme.
Ceci est assez facile à comprendre, car les droits de l’homme ont partout une valeur universelle, les principes relatifs à la démocratie sont identiques dans tous les pays, aussi la défense des droits de l’homme à différents niveaux, doit être unifiée au regard des procédures juridiques et aux directives des lois.
     • Si on veut que l’ensemble du processus de Démocratisation universelle se déroule de façon active, il faut un mouvement mondial ample et puissant.  Parallèlement,  il faut des forces pour guider et réaliser ce processus gigantesque – ce sont les partis nationaux ou transnationaux./.

                                                         
                                                                  Hà Nội, le 31 Janvier 2011             
                                                                          Nguyen Vu Binh    


Ouvrages de référence :
1 – John Stuart Mill – De la liberté – En vietnamien - Editeur Tri Thuc , 2005.
2 – Jean Jacques Rousseau – Le contrat social – En vietnamien – Editeur Ho Chi Minh Ville , 1992
3 -  N.M. Voskresenskaia et N.B. Davletshina:- Le régime démocratique – L’Etat et la société. En vietnamien - Editeur Tri Thuc 2008.
4 - John Stuart Mill: Representative government - 1861 – En vietnamien - Editeur TriThuc 2007
5– Montesquieu – De l’esprit des lois – En vietnamien, Editeur Giao Duc, Ha Noi,1996                                                                                                                    6 - Alexis de Tocquevilie – De la démocratie en Amérique – En vietnamien - EditeurTri Thuc , 2006                                                                
7 - Ayn Rand: The Nature of Government - Ebook



© Copyright 

Adresse de contact :
Nguyễn Vũ Bình
Số nhà 26, ngách 349/30 Phố Minh Khai,
phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
email : thanglongdoicho@gmail.com
Điện thoại: 0987 572 844 -- 0987 572 847        
                                                                                                                                                                      
                                                                   





[1] Ayn Rand