NẮM
TAY NHAU XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ:
GIẤC
MỘNG VIỆT NAM!
Trong những năm qua, khi đi vào nghiên cứu,
tìm hiểu về vấn đề Dân chủ, xây dựng thể chế dân chủ, trong đầu tôi luôn có một
câu hỏi: có một thể chế dân chủ nào có thể áp dụng cho mọi quốc gia (trong trạng
thái bình thường, tức là không có chiến tranh), đều đem đến kết quả tốt đẹp
không? Làm thế nào để có được một thể chế dân chủ, để xây dựng được một thể chế
dân chủ như vậy?
Những nỗ lực nghiên cứu đã được đền đáp,
tôi tin là tôi đã tìm ra được một thể chế dân chủ có thể áp dụng cho mọi quốc
gia đạt tới đích cuối cùng: tự do của người dân. Không những vậy, thể chế dân
chủ này sẽ chỉ đường và đưa các quốc gia hòa hợp vào một thể chế lớn hơn, thể
chế dân chủ toàn cầu, mà chúng ta thường được nghe dưới cái tên Toàn cầu hóa.
Sẽ có một câu hỏi đặt ra ngay lập tức, vậy
thể chế dân chủ này so sánh với thể chế dân chủ Hoa Kỳ có điều gì giống và khác
nhau? Xin trả lời, giống ở những nguyên lý cơ bản, nhưng khác ở cách thức xây dựng
một hệ thống đồng bộ ngay từ ban đầu. Thể chế dân chủ Hoa Kỳ, thể chế dân chủ
ưu việt nhất hiện nay, là một quá trình tìm tòi, sáng tạo trong xây dựng quốc
gia Hoa Kỳ, cũng là quá trình xây dựng thể chế dân chủ Hoa Kỳ. Đó là quá trình
thử và sai vô cùng vất vả của người dân Hoa Kỳ trong suốt mấy trăm năm. Đến nay,
về cơ bản, đó là thể chế khá hoàn thiện, tuy nhiên, chưa phải là hoàn hảo.
Thể chế dân chủ mà tôi sắp trình bày, dựa
trên việc rút ra được những nguyên lý cơ bản nhất của thế chế dân chủ Hoa Kỳ,
nhưng việc áp dụng là hoàn toàn chủ động và đồng bộ trong hệ thống các mối liên
hệ hữu cơ ở tất cả các lĩnh vực. Về cơ bản, những nguyên lý đã được trình bày
trong cuốn sách Dân Chủ của tôi. Tuy nhiên, bài viết này, sẽ giải thích và
trình bày các nguyên lý đó, dưới một khía cạnh khác về thể chế dân chủ. Đó là một
cấu
trúc tự hoàn thiện bao gồm hệ thống các cơ chế tự điều chỉnh ở tất cả
các lĩnh vực.
I/ Thể chế Dân chủ - Cấu trúc tự hoàn thiện
bao gồm hệ thống các cơ chế tự điều chỉnh ở tất cả các lĩnh vực
1/ Một
số vấn đề lý luận
Trước khi đi sâu tìm hiểu thể chế dân chủ,
chúng ta cần tìm hiểu lý thuyết và lý luận về Cấu trúc tự hoàn thiện, và cơ chế
tự điều chỉnh. Một thể chế dân chủ có thể áp dụng cho tất cả các quốc gia thì bản
thân nó phải có sự tự hoàn thiện bên trong cấu trúc của nó. Chính vì vậy, chúng
ta cần phải hiểu được, thế nào là một cấu trúc tự hoàn thiện.
Cấu
trúc tự hoàn thiện là một hệ thống các yếu tố bên trong tương tác lẫn nhau
luôn luôn dẫn tới sự phát triển cả về phẩm
và lượng của hệ thống hay cấu trúc đó.
Cấu trúc tự hoàn thiện nào cũng bao hàm
bên trong các yếu tố sau:
- Động lực nội tại của cấu trúc (hệ thống)
- Cơ chế thực thi, phát huy, phát triển động
lực đó
- Tính đồng bộ của hệ thống
Khi chúng ta nói tới cấu trúc tự hoàn thiện,
là nói tới cấu trúc xã hội trong đó con người tương tác lẫn nhau. Vậy các yếu tố
của cấu trúc tự hoàn thiện sẽ được hiểu như thế nào về mặt xã hội?
- Động lực nội tại của cấu trúc, đó chính
là nhu cầu chung nhất, quan trọng nhất của con người, chúng ta cần tìm ra nhu cầu
này.
- Cơ chế thực thi, phát huy, phát triển động
lực chính là cơ chế, cách thức để con người thực hiện nhu cầu chung, quan trọng
nhất đó.
- Tính đồng bộ của hệ thống xuất phát từ
nhu cầu đa dạng của con người, cũng như yêu cầu vận hành của hệ thống.
Bởi vì nhu cầu (chung) của con người là tự
nhiên, nên điều quan trọng nhất là cơ chế thực thi, thực hiện nhằm thỏa mãn nhu
cầu đó. Cơ chế này chính là hạt nhân
trong cả một hệ thống các yếu tố tương tác lẫn nhau của hệ thống.
Khi chúng ta tìm ra được nhu cầu chung,
quan trọng nhất, động lực cho toàn hệ thống, và chúng ta tìm ra, xây dựng được
cơ chế thực thi hiện thực hóa nhu cầu này, cùng với các yếu tố tương tác đồng bộ
thì hệ thống, cấu trúc đó sẽ tự vận hành đưa lại những điều tốt đẹp nhất, không
phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân hoặc tập thể nào. Đó gọi là cấu trúc
tự hoàn thiện.
Cơ
chế tự điều chỉnh: Có hai khía cạnh để
nói về cơ chế tự điều chỉnh, một là sự sắp đặt các thành tố theo một
lo-gic tương tác thúc đẩy và kiểm soát lẫn nhau giúp cho các thành tố đều phát
triển không bị thiên lệch và mất kiểm soát. Ví dụ rõ nhất là cơ chế Tam quyền
phân lập. Hai là, cơ chế tự điều chỉnh là sự vận hành của hệ thống các quy định
về kết quả và hậu quả mà chủ thể có thể lựa chọn đem lại lợi ích cho bản thân
và công việc. Đây là hệ thống các quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ về sự thưởng
phạt, những lợi ích, hậu quả ở tất cả các khía cạnh, lĩnh vực của đời sống con
người. Mỗi một cá nhân, trong toàn bộ tương tác với xã hội, từ công việc đến
sinh hoạt xã hội đều cần tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các quy định trong từng
khía cạnh, lĩnh vực của đời sống. Cơ chế tự điều chỉnh sẽ giúp nâng cao hiệu lực
và hiệu quả của cấu trúc tự hoàn thiện, đồng thời ngăn chặn ngay từ đầu những
khiếm khuyết và lệch lạc có thể dẫn tới sự phá hủy cấu trúc tự hoàn thiện của
thể chế dân chủ.
Như vậy, cấu trúc tự hoàn thiện là hệ thống
các yếu tố, trong đó có yếu tố hạt nhân, tương tác dẫn tới sự phát triển của hệ
thống. Cơ chế tự điều chỉnh giúp nâng cao hiệu lực và hiệu quả của cấu trúc tự
hoàn thiện.
2/ Diễn giải thể chế Dân chủ dưới góc độ cấu
trúc tự hoàn thiện
a- Như phần trên có đề cập, điều quan trọng
đầu tiên của cấu trúc tự hoàn thiện là tìm ra được động lực bên trong cấu trúc.
Thể chế dân chủ có bộ khung cấu trúc là toàn thể xã hội con người trong một quốc
gia. Tìm động lực của xã hội chính là tìm hiểu nhu cầu cơ bản, quan trọng nhất
của con người sống trong xã hội. Tìm đúng nhu cầu nội tại, cơ bản, quan trọng
nhất của con người là bước quan trọng đi tới cơ chế quan trọng nhất, là hạt
nhân của cấu trúc tự hoàn thiện, của thế chế dân chủ. Đó là cơ chế bảo đảm phát
huy, phát triển động lực, nhu cầu cơ bản đó.
Từ trước tới nay, đã có nhiều sách báo,
tài liệu nói về nhu cầu quan trọng nhất của con người nói chung, nhưng có khá
nhiều sự lầm lẫn. Ví dụ, có người nhận định, nhu cầu quan trọng nhất của con
người là mong muốn được mọi người cho mình là quan trọng. Điều này nghe qua thì
có vẻ hợp lý, tuy nhiên nó không phải là tất cả. Có rất nhiều người không đi
tìm kiếm sự đánh giá của người khác về bản thân mình, họ đi tìm sự đặc biệt, sự
khác biệt của bản thân với mọi người. Cũng như vậy, việc nỗ lực tạo ra nhiều tiền,
để thỏa mãn nhiều nhu cầu khác nhau của con người là một nhu cầu quan trọng mà
nhiều người theo đuổi, tuy nhiên, vẫn có những người không theo đuổi việc kiếm
tiền trong xã hội. Vậy thì điều gì là chung nhất, bao hàm tất cả các nhu cầu
khác biệt (mà quan trọng đối với mỗi cá nhân) đối với con người nói chung? Đó
là nhu
cầu tự thể hiện bản thân của con người. Anh này muốn tự thể hiện bản
thân bằng việc kiếm được nhiều tiền, chị kia muốn tự thể hiện bản thân bằng việc
có nhiều quyền lực. Người khác muốn tự thể hiện bản thân thông qua sự khác biệt
trọng hội họa...vv... Nhu cầu tự thể hiện bản thân là nhu cầu tối quan trọng,
chung nhất và không thể thiếu ở mỗi một con người. Như vậy, bất kỳ một xã hội
nào cũng hàm chứa một động lực nội tại cho sự phát triển và tự hoàn thiện như
nhau, bởi nhu cầu quan trọng nhất của con người là giống nhau ở tất cả các chủng
tộc, sắc tộc và các quốc gia.
b- Vậy điều gì có thể giúp cho con người
thỏa mãn, thực hiện được nhu cầu tối quan trọng đó? Đó chính là sự Tự do! Tự do
là yếu tố quan trọng nhất để con người nói chung và mỗi cá nhân nói riêng có thể
thõa mãn nhu cầu tự thể hiện bản thân. Chúng ta cần xây dựng được cơ chế bảo đảm
tự do của con người, thì xã hội sẽ phát triển và tự hoàn thiện.
Tiếp đến, yếu tố nào là quan trọng nhất bảo
đảm tự do của con người trong xã hội? Chúng ta đều biết rằng, một xã hội dân chủ
phải bao hàm nhiều yếu tố, định chế quan trọng như: tam quyền phân lập, cơ chế
tản quyền (nhà nước liên bang), đa nguyên đa đảng, các quyền cơ bản của con người,
các quyền dân sự, quyền công dân,…vv. Nhưng khi có tất cả các yếu tố này thì yếu
tố nào là quan trọng nhất, là hạt nhân cần tập trung và nhấn mạnh. Đó là yếu tố
đã từng nêu ở các cuốn sách và bài viết trước đây: khả năng tự bảo vệ các quyền con
người của mỗi cá nhân là hạt nhân quan trọng nhất của cơ chế dân
chủ, của thể chế dân chủ.
Như vậy, cơ chế để bảo đảm khả năng tự bảo
vệ quyền con người của mỗi cá nhân là cơ chế hạt nhân, quan trọng nhất trong cấu
trúc tự hoàn thiện của thể chế dân chủ
c- Để bảo đảm, thực thi được cơ chế hạt
nhân này, cần có một loạt các điều kiện và yếu tố được thực hiện. Đây chính là
yêu cầu về tính đồng bộ của hệ thống, cấu trúc tự hoàn thiện. Có nhiều định chế
liên quan tới việc bảo đảm các quyền con người về mặt luật pháp và cơ chế thực
hiện. Nhưng quan trọng nhất trong cơ chế hạt nhân (khả năng tự bảo vệ quyền con
người của mỗi cá nhân) là TÒA ÁN NHÂN QUYỀN để mỗi một cá nhân có thể tự bảo vệ
các quyền con người của mình. Tòa án Nhân quyền chính là định chế quan trọng nhất
để thực hiện khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mỗi cá nhân.
Tòa án Nhân quyền là nơi các cá nhân có thể
tự bảo vệ các quyền con người của mình, nhưng trong trường hợp cá nhân là người
nghèo, không có tiền để thuê luật sư và tham gia tố tụng thì sao? Đây chính là nơi thể hiện tính đồng bộ và ưu
việt của thế chế dân chủ lấy con người làm trung tâm, tất cả tập trung cho tự
do của con người. Đó là, tất cả các công dân đều được miễn phí khi tham gia tự
bảo vệ các quyền con người của mình tại các Tòa án Nhân quyền ở tất cả các cấp.
Hệ thống chính quyền các cấp sẽ phải có nguồn kinh phí cho việc này. Nếu chúng
ta chỉ nêu ra những cơ chế, định chế tốt đẹp bảo vệ quyền con người mà không đi
tới cùng các yêu cầu, điều kiện để bảo đảm cơ chế đó vận hành đúng và đem lại lợi
ích cao nhất cho người dân thì chúng ta không bao giờ có được sự tự do thực sự
của người dân và một nền dân chủ hiệu quả.
II/ Phương thức xây dựng thể chế dân chủ của
quốc gia
Có một điều cần lưu ý, phương thức xây dựng
thể chế dân chủ của quốc gia được nêu ra ở đây không phải là sự khác biệt hoặc
mới mẻ hoàn toàn. Thực tế, đó cũng chính là việc xây dựng các định chế cần thiết
của bất kỳ nên dân chủ nào trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, có sự nhấn mạnh,
tập trung đặc biệt vào một số định chế, đồng thời cũng có sự bổ sung, hoàn thiện
ở nhiều khía cạnh.
Trước hết, chúng ta cần khẳng định, việc
xây dựng thể chế dân chủ của quốc gia bao hàm việc xây dựng các định chế cần
thiết sau: Hiến pháp Dân chủ, hay còn gọi là đạo luật cơ bản của quốc gia; cơ
chế tam quyền phân lập (lập pháp, hành pháp và tư pháp); hình thành, thành lập
các đảng chính trị (đa nguyên, đa đảng); cơ chế tản quyền, chế độ liên bang;
các quyền tự do cơ bản của con người; các quyền tự do dân sự chính trị, hay quyền
công dân,…vv…Trong quá trình xây dựng toàn bộ các định chế đó, cần chú trọng
hoàn thiện và xây dựng thêm một số định chế và nội dung quan trọng.
1/ Tập trung xây dựng thể chế dân chủ cơ sở,
là đơn vị hành chính mà người dân trực tiếp tham gia
Đây là điều khác biệt với phần lớn cách thức
xây dựng thể chế dân chủ hiện nay trên thế giới. Trọng tâm của thể chế dân chủ
cần phải đặt ở đơn vị cơ sở, là nơi người dân có thể tham gia trực tiếp nên việc
xây dựng các điều luật bảo đảm các quyền con người trong điều kiện hoàn cảnh cụ
thể của họ (để hiểu rõ hơn phần này, xin đọc cuốn sách Dân Chủ, chương IV, hiện
thực hóa dân chủ). Một khuynh hướng quan trọng của thế giới là toàn cầu hóa đã
giúp giảm bớt các gánh nặng vai trò quốc gia, cũng có nghĩa là giảm bớt sự tập
trung quyền lực và nguồn lực của trung ương trong xây dựng thể chế dân chủ. Như
vậy, thời điểm để xây dựng thể chế dân chủ tập trung trên bình diện cơ sở là rất
thuận lợi đối với các quốc gia.
2/ Tập trung xây dựng Tòa án Nhân quyền
các cấp và cơ chế thực thi để người dân tự bảo vệ các quyền con người của mình
Đây là cơ chế, định chế quan trọng nhất của
thể chế dân chủ, là hạt nhân trong cấu trúc tự hoàn thiện của thể chế dân chủ
quốc gia. Chúng ta xây dựng thành công các Tòa án Nhân quyền, và cơ chế thực
thi việc bảo vệ quyền con người là chúng ta đã thành công trong xây dựng thể chế
dân chủ. Tòa án Nhân quyền cũng là yếu tố, định chế mới so với tất cả các thể
chế dân chủ hiện đang tồn tại trên thế giới. Để xây dựng thành công Tòa án Nhân
quyền và cơ chế thực thi, cần thực hiện những việc sau đây:
- Sự độc lập hoàn toàn và quyền lực tuyệt
đối trên cơ sở hiến pháp và luật pháp của ngành tư pháp nói chung và Tòa án
Nhân quyền nói riêng. Nếu không có sự độc lập, và quyền lực tuyệt đối của Tòa
án Nhân quyền, chúng ta không thể nói tới việc người dân có thể tự bảo vệ các
quyền con người của mình.
- Xây dựng đội ngũ luật sư nhân quyền độc
lập và chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý và cùng tham gia bảo vệ quyền
con người của công dân.
- Xây dựng nguồn kinh phí của nhà nước phục
vụ bảo trợ cho các hoạt động bảo vệ quyền con người của công dân trong tố tụng.
Tóm lại, ngoài việc thành lập Tòa án Nhân
quyền các cấp, nhà nước cần bảo đảm sự hỗ trợ về pháp lý và tài chính để công
dân tự bảo vệ các quyền con người của mình.
3/ Trang bị kiến thức về tự do, dân chủ và
cách thức xây dựng thể chế dân chủ cho người dân
Người dân là chủ thể xây dựng nên thể chế
dân chủ, nhất là khi trọng tâm của thể chế dân chủ ở cấp cơ sở, thì nhận thức của
người dân là yếu tố quan trọng. Người dân cần được trang bị đầy đủ các kiến thức
về tự do, dân chủ, về việc xây dựng thể chế dân chủ, và đặc biệt cần hiểu rõ cơ
chế để bảo vệ các quyền con người của mình. Đây là việc làm vô cùng quan trọng
nhưng hầu như chưa có một quốc gia nào thực hiện việc trang bị kiến thức cho
nhân dân về lĩnh vực này. Một mặt, các thể chế dân chủ của các quốc gia hiện
nay, chủ yếu được xây dựng trên bình diện quốc gia, không phải trên bình diện
dân chủ cơ sở, nên vai trò của người dân rất mờ nhạt. Mặt khác, các kiến thức về
tự do, dân chủ quá kinh viện, trừu tượng và khó hiểu, nên không thể phổ cấp đến
cho người dân. Chính vì vậy, để thực hiện việc trang bị kiến thức cho người dân
hiệu quả cần phải:
+ Chuẩn hóa các kiến thức về tự do dân chủ
dưới hình thức dễ hiểu, sinh động và dễ phổ biến nhất.
+ Xây dựng các học viện về dân chủ, các
khoa dân chủ học ở các trường đại học, môn học dân chủ ở các trường trung học
phổ thông để phổ biến tới mọi người trong xã hội.
Người dân càng có nhiều hiểu biết về tự do,
dân chủ thì đóng góp xây dựng nên thể chế dân chủ càng thiết thực hiệu quả và
nâng cao khả năng tự bảo vệ các quyền con người của mình.
4/ Ứng dụng cơ chế tự điều chỉnh trong mọi
mặt hoạt động của đời sống xã hội
Không nghi ngờ gì nữa, việc ứng dụng cơ chế
tự điều chỉnh trong các mặt hoạt động của đời sống xã hội sẽ nâng cao hiệu lực
và hiệu quả của thể chế dân chủ. Cơ chế tự điều chỉnh, với khía cạnh là quy định
về kết quả và hậu quả những lựa chọn của cá nhân cho bản thân và công việc. Hệ
thống thưởng phạt về tác phong sinh hoạt, đi sớm về muộn tại công sở, hoặc về hậu
quả công việc sẽ đặt các cá nhân vào những lựa chọn tối ưu cho bản thân và công
việc. Một cơ chế tự điều chỉnh trong công việc là điều tuyệt đối cần thiết và cần
thực hiện ngay. Ví dụ, một phòng công tác có trưởng phòng và 10 nhân viên. Các
nhân viên có các quy định thưởng phạt chi tiết, tỉ mỉ, và hình phạt nặng nhất
là đuổi việc, nếu vi phạm một số lỗi nhất định. Trưởng phòng sẽ bị cách chức
khi có 3-4 nhân viên bị đuổi việc. Cứ như vậy, một vụ trưởng (hay cục trưởng,
viện trưởng..) cũng sẽ bị cách chức khi có đủ số lượng các trưởng phòng dưới
quyền bị cách chức theo quy định…Đó chính là cơ chế tự điều chỉnh.
Tuy nhiên, việc thực thi cơ chế tự điều chỉnh
cần phải tính toán rất kỹ càng, chi tiết. Ban đầu, cơ chế này nên áp dụng vào
công việc thực thi ở các lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm. Sau đó sẽ lan tỏa ra tất
cả các lĩnh vực của toàn hệ thống. Cuối cùng sẽ tới các sịnh hoạt dân sự của
người dân, khi mà người dân đã làm quen và chấp nhận cơ chế tự điều chỉnh trong
công việc.
Cần nhấn mạnh một điều, cơ chế tự điều chỉnh
là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của cấu trúc tự
hoàn thiện – thể chế dân chủ tự do.
III/ Nắm tay nhau xây dựng nền Dân chủ: Giấc
Mộng Việt Nam
Theo mạch lo-gic của cuốn sách Dân Chủ và
các bài viết của tác giả, đến nay chúng ta đã có chất liệu để có thể xây dựng
thể chế dân chủ tự do. Các nguyên lý cơ bản, và một phần lớn nội dung xây dựng
thể chế dân chủ đã được khái quát trong cuốn sách Dân Chủ. Phần đầu bài viết
này đã giải thích toàn bộ thể chế dân chủ dưới góc độ một cấu trúc xã hội được
xây dựng phát huy tối đa động lực nội tại của con người và toàn thể xã hội, đưa
tới sự phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống, cấu trúc đó. Chúng ta cũng đã
đề cập tới phương thức xây dựng thể chế dân chủ của quốc gia nói chung, áp dụng
cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, chúng ta cần phải có các
bước đi, cách làm cụ thể, thiết thực dựa trên hoàn cảnh hiện tai của đất nước
và các đặc thù riêng có của Việt Nam.
1/ Những nội dung quan trọng cần chuẩn bị
trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ ở Việt Nam
Trong bài viết “ Những thách thức trong việc xây dựng thể chế Dân chủ ở
Việt Nam”, chúng ta đã đề cập tới những đặc trưng riêng của Việt Nam khi xây dựng
thể chế dân chủ. Đó là, chúng ta chưa có các lực lượng chính trị thay thế, người
dân bị bất ngờ và chúng ta chưa có kinh nghiệm làm việc chung với tư cách các tổ
chức, đoàn thể. Chính vì vậy, chúng ta cần có thời gian để thực hiện các bước
chuẩn bị quan trọng. Việc xây dựng thể
chế dân chủ là một công việc vô cùng quan trọng và phức tạp. Có cảm giác, các
quốc gia thay đổi chế độ trong thời gian vừa qua trên thế giới đã quá vội vàng
trong việc thiết lập các định chế dân chủ. Chúng ta thường nghe nói, các nước
có thời gian xây dựng hiến pháp, chuẩn bị cho tổng tuyển cử từ 6 tháng đến 1
năm. Đây là thời gian không tưởng, hầu như chẳng ai làm được gì ngoài việc copy
các hiến pháp và phương thức tổ chức sẵn có ở đâu đó. Tôi nghĩ rằng, chúng ta
nên để ra 2-3 năm chuẩn bị và từ 1-2 năm cho các đảng phái, tổ chức lực lượng
chính trị vận động tranh cử. Đó là thời gian tối thiểu, nếu chúng ta muốn xây dựng
một thể chế dân chủ tự do thực sự. Vậy trong thời gian này, chúng ta cần chuẩn
bị và thực hiện những công việc gì?
a- Định hình các tổ chức, đảng phái và
lực lượng chính trị. Đây là việc vô cùng quan trọng, và cần có thời gian để
thực hiện. Chúng ta có một số đảng phái, tổ chức chính trị ở hải ngoại, khi
chuyển tiếp về trong nước, cũng phải mất một thời gian để người dân làm quen và
lựa chọn. Những tổ chức ở trong nước cũng bắt đầu được thành lập và vận động
người dân tham gia. Thời gian 2-3 năm không phải là nhiều, nhưng cũng đủ để các
tổ chức đảng phái định hình và bước vào hoạt động được.
b- Xây dựng dự thảo hiến pháp dân chủ để
xin ý kiến nhân dân. Đây là việc làm bắt buộc với bất cứ quốc gia nào bắt
tay xây dựng thể chế dân chủ. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia,
nhưng chúng ta cần một cách nhìn thoáng hơn về vấn đề này. Chúng ta chỉ nên nêu
những vấn đề quan trọng nhất trong việc định hình quốc gia, các nội dung quan
trọng nhất. Về hiến pháp mới của Việt Nam, tôi nghiêng về tinh thần xây dựng hiến
pháp của Tập hợp dân chủ đa nguyên, nhưng cần có thêm hai nội dung quan trọng: Đạo
luật về xây dựng Tòa án Nhân quyền các cấp và Đạo luật về việc bắt buộc trang bị
kiến thức cho người dân về tự do, dân chủ và phương thức xây dựng thể chế dân
chủ.
c- Thành lập Ủy ban Hòa giải quốc gia.
Đây là nội dung rất quan trọng, không thể thiếu được đối với đất nước chúng ta.
Trong một thế kỷ qua, chúng ta đã quá chia rẽ và hận thù, cũng như xung đột
liên miên. Chúng ta cần một Ủy ban để hóa giải hận thù, để phân biệt đúng sai
và cuối cùng, để kéo mọi người lại gần nhau hơn, chung tay xây dựng đất nước. Ủy
ban Hòa giải cần thực hiện những công việc gì?
+ Xây dựng được hệ thống giá trị quy chuẩn,
dựa vào việc tham khảo hệ thống các giá trị của quốc tế, để từ hệ thống quy chuẩn
đó, đánh giá lại toàn bộ lịch sử Việt Nam, trước mắt là từ cuối thế kỷ XIX đến
nay. Những gì là đúng, là sai, là công, là tội cần được minh bạch, rõ ràng đối
với các lực lượng chính trị xã hội, đối với các cá nhân có dấu ấn trong lịch sử
nước nhà. Đây là việc rất quan trọng mà phần lớn các nước thoát khỏi họa Cộng sản
đã không thực hiện. Điều này đặc biết quan trọng với Việt Nam bởi vì một di sản
vô cùng tai hại mà Cộng sản Việt Nam đã để lại, đó là mọi giá trị trong cuộc sống
đều bị đảo lộn, khiến cho người dân không thể nhận thức được những gì là đúng,
là sai, là công, là tội…
+ Tập hợp toàn bộ các hồ sơ, các khiếu nại,
tố cáo về sự oan sai của tất cả người dân từ khi đảng Cộng sản xuất hiện tới
khi sụp đổ. Cần phân chia thành các thể loại khác nhau để có hướng xử lý. Đây
cũng là công việc bắt buộc nếu chúng ta muốn chia tay quá khứ để cùng bắt tay
xây dựng tương lai. Việc xử lý dựa trên tinh thần công khai thừa nhận sự oan
sai, khôi phục, phục hồi danh dự, phẩm giá của các nạn nhân. Nếu điều kiện kinh
tế cho phép, sẽ có sự đền bù một phần cho nạn nhân.
+ Xác định tinh thần chủ đạo trong việc xử
lý những người có trách nhiệm của chế độ CSVN. Đây là việc rất khó khăn, phức tạp
và nhạy cảm. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi, khi đã có Ủy ban hòa giải
thì mọi việc phải được thực hiện bài bản, công khai, minh bạch. Tinh thần chung
là học tập cách xử lý của các nước đi trước thoát khỏi họa Cộng sản, đồng thời
không làm ảnh hưởng tới công cuộc xây dựng
thể chế dân chủ trong tương lai. Nhưng dù có làm cách nào, có lẽ theo tôi, vẫn
cần có một sự sám hối tập thể của những người đã cố ý hoặc vô tình đày đọa nhân
dân và dân tộc.
2/ Những nội dung cần chú trọng, nhấn mạnh
và đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng thể chế dân chủ tự do
a/ Nội dung cần chú trọng: Xây dựng nhà
nước liên bang. Đây là một điều kiện, một cơ chế bắt buộc của thế chế dân
chủ. Cơ chế tản quyền, giúp cho mọi vùng, miền có các đặc thù riêng biệt có thể
phát triển và phát huy hết các lợi thế so sánh của mình. Đồng thời tránh được
những xung đột đảng phái trên quy mô quốc gia. Điều kỳ lạ là phúc lợi của cơ chế
tản quyền, của chế độ liên bang rất lớn và việc thực hiện nó rất quan trọng đối
với thể chế dân chủ tự do nhưng có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã bỏ qua.
Chúng ta thấy, có các quốc gia dân chủ lâu năm như Pháp, quốc gia có thể chế
dân chủ khá lâu như Thái Lan, các quốc gia mới có thể chế dân chủ như Ai Cập,
Ucraina….đều bỏ qua định chế quan trọng này. Những quốc gia này đều có những bất
ổn và khiếm khuyết trong cấu trúc dân chủ. Đặc biệt hơn cả, chúng ta thấy, Thái
Lan là một ví dụ điển hình về thất bại của nền dân chủ liên quan trực tiếp tới
việc bỏ qua cơ chế tản quyền, chế độ liên bang. Những quốc gia vừa đề cập, nếu
chuyển sang chế độ liên bang, sẽ giải quyết cơ bản các bất ổn hiện nay.
Trên cơ sở nhận thức về lý luận, sự cần
thiết của cơ chế tản quyền, của chế độ liên bang, đồng thời rút kinh nghiệm của
các quốc gia bỏ qua yếu tố quan trọng này, chúng ta cần thống nhất, nhà nước của
Việt Nam tương lai là nhà nước liên bang.
b/ Nội dung cần nhấn mạnh: Tòa án Nhân
quyền. Chúng ta đã đề cập tới nhiều lần, về việc Tòa án Nhân quyền, cơ chế
để người dân thực hiện việc bảo vệ các quyền con người của mình là cơ chế hạt
nhân, quan trọng nhất của thể chế dân chủ tự do, của cấu trúc tự hoàn thiện.
Nhưng việc cần nhấn mạnh cơ chế này cũng là bởi, nếu thực hiện, chúng ta là nước
đầu tiên trên thế giới thực hiện việc này. Vậy nên, tính chất quan trọng là việc
mở đường của sự thành công hay thất bại của một cách tiếp cận mới trong xây dựng
thể chế dân chủ. Chúng ta thực hiện thành công cơ chế này, nội dung này, thể chế
dân chủ của chúng ta sẽ là hình mẫu trong tương lai cho các nước khác học tập
theo.
c/ Nội dung cần đặc biệt quan tâm:
Trang bị kiến thức về tự do, dân chủ và phương thức xây dựng thể chế dân chủ
cho người dân. Xét đến cùng, một cơ chế, một thể chế muốn thành công phải dựa
vào sự tham gia, đóng góp, thực hiện và thực thi của người dân. Nhưng người dân
chỉ có thể tham gia khi họ nhận thức được các vấn đề, nội dung mình tham gia để
đem lại lợi ích cho chính bản thân mình. Khi chúng ta trang bị các kiến thức
này cho người dân, chúng ta không cần phải lo lắng, lo ngại nhiều về thể chế
dân chủ của mình. Bởi vì, khi người dân biết được các quyền (lợi) của mình, biết
cách thức xây dựng thể chế dân chủ đem lại quyền lợi đó, và cuối cùng, biết
cách để bảo vệ các quyền con người của mình thì mặc nhiên, đất nước sẽ có một
thể chế dân chủ tự do thực sự, tiệm cận sự hoàn hảo. Xét cho cùng, các quốc gia
chưa có được tự do thực sự cho người dân, cũng là bởi người dân chưa biết được:
tự do là gì?
************************
Chúng ta có tương lai, chúng ta có những con
người quan tâm tới việc xây dựng thể chế dân chủ trong tương lai, điều chúng ta
cần là sự đoàn kết và quyết tâm. Tôi tin rằng, lịch sử sẽ lựa chọn dân tộc nhiều
đau thương và bất hạnh này (Việt Nam) để làm được điều gì đó cho nhân loại. Vậy
chúng ta có tự tin để nắm tay nhau xây dựng thành công một thể chế dân chủ nâng
đỡ và tôn vinh con người hay không? Hãy nắm tay nhau chung xây GIẤC MỘNG VIỆT
NAM!
Hà Nội, ngày 31/5/2014
Nguyễn Vũ Bình
Những cái hay trong bài của bạn tôi không viết tôi chỉ xin góp ý những cái chưa được theo quan điểm cá nhân. nếu không hài lòng bạn xoá bỏ.
Trả lờiXóaĐọc bài của bạn, tôi thấy bạn chỉ là nhà thiết kế chứ chưa phải là nhà lý luận trong bài viết của bạn thiếu phần lý luận để làm cơ sở cho ý tưởng của bạn.
Bạn nhìn thấy ngôi nhà cũ kỹ. Cả chục nhà chung một phòng vệ sinh, một buồng tắm, tường nhà nứt nở. Bạn chê nó xấu xí bản thỉu, mất vệ sinh. Đấy là quan điểm của bạn, bạn có biết những người sống trong ngôi nhà đó suy nghĩ như thế nào? liệu họ có cùng quan điểm với bạn hay họ vẫn cho ngôi nhà của họ là khang trang sạch sẽ.
Bạn đã về phố cổ Hà Nội hay chưa. Trong một gia đình sống chung cả mấy thế hệ chỉ có vài mét vuông vậy mà thành phố muốn giãn dân thì họ phản đối.
Bởi vậy điều trước tiên bạn phải đủ trình độ lý luận để phân tích cho mọi người thấy đồng tình với ý tưởng của bạn: thiết kế xây dựng ngôi nhà mới.
1. Nếu bà con không phá ngôi nhà cũ thì với mức tăng dân số như hiện nay chỉ sau 10 năm nữa bà con sẽ không thể chung sống trong ngôi nhà này đến lúc đó bà con có muốn ở cũng không thể ở được. Lúc ấy băt buộc bà con vẫn phải thiết kế lại ngôi nhà thì mới có thể tồn tại được.
2. Với diện tích chật hẹp như vậy bà con chỉ có thể kinh doanh buôn bán nhỏ, để có thể phát triển sản xuất kinh doanh nhà hàng siêu thị bà con phải phá bỏ ngôi nhà cũ để thiết kế xây dựng lại. Nếu bà con không xây lại thì các nhà hàng siêu thị xung quanh vẫn cứ mọc lên lúc ấy nền sản xuất nhỏ lẻ của bà con cũng không thể tồn tại được.
Bạn thiết kế một ngôi nhà mới tuy nó khang trang sạch sẽ nhưng để xây dựng được ngôi nhà mới bạn cần phải có lý luận để chứng minh được lý luận mà người ta đang cố bám giữ để ở lại ngôi nhà cũ là sai lầm.
Người ta xây dựng lên ngôi nhà ấy bằng lý luận của học thuyết triết học Mác. Bởi vậy bạn cần chứng minh:
1. Bạn phải chứng minh được với lý luận của học thuyết triết học Mác người ta đã xây dựng lên một chế độ độc tài không có dân chủ. Không phải chế độ XHCN công bằng tự do dân chủ.
2. Lý luận cơ bản nhất để người ta cố lưu giữ ngôi nhà chính là học thuyết giá trị thặng dư.
Bạn muốn thiết kế xây dựng một ngôi nhà mới bạn phải có đủ lý luận để đánh đổ học thuyết giá trị thặng dư của Mác.